Phú Thiện: Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hỗ trợ nhằm giúp hội viên nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Theo bà Võ Hoàng Lan-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện, trước khi triển khai xây dựng các mô hình, câu lạc bộ giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đều tổ chức rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chị em ngay từ cơ sở, sau đó mới định hướng để các cơ sở Hội chọn mô hình phù hợp với địa bàn. Đồng thời, Hội cũng vận động hội viên tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, xây dựng mô hình VAC, mô hình trồng rau sạch… để nâng cao kiến thức trong phát triển kinh tế gia đình.

 

Chị Đào Thị Lệ chăm sóc đàn heo. Ảnh: A.H
Chị Đào Thị Lệ chăm sóc đàn heo. Ảnh: A.H

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên phụ nữ thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, từ năm 2015, Hội đã triển khai thí điểm mô hình Tổ liên kết “Chăn nuôi heo siêu nạc” tại xã Ia Sol với 30 hộ tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 3 con heo giống và được tập huấn các nội dung về quy trình chăn nuôi heo siêu nạc; cách chăm sóc, phòng-chống dịch bệnh, kỹ thuật cải tạo chuồng trại, xử lý phân vi sinh, quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích… Mặc dù có thâm niên trong chăn nuôi heo, nhưng từ khi tham gia Tổ liên kết “Chăn nuôi heo siêu nạc”, chị Đào Thị Loan (Plei Mil 2, xã Ia Sol) cho rằng, bản thân đã có thêm rất nhiều kiến thức hữu ích. Hơn nữa, nhờ có máy trộn cám, máy nghiền thức ăn đa năng do Tổ liên kết hỗ trợ nên việc chăn nuôi cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Theo tính toán của chị Loan, nuôi heo theo hướng dẫn của Tổ liên kết vừa giảm chi phí chăm sóc, tốn ít thức ăn mà thời gian xuất chuồng cũng ngắn hơn (chỉ khoảng 90-100 ngày; trước kia phải mất 120 ngày), chất lượng thịt cũng cao hơn. “Dù heo đang rớt giá, người chăn nuôi phải chịu lỗ, nhưng chăn nuôi là nghề lâu năm của gia đình nên vẫn phải bám trụ, không thể bỏ được. Hiện tại, đàn heo của gia đình mình có khoảng 23 con, trong đó có 21 con heo thịt 60 ngày tuổi và 2 heo nái”-chị Loan bộc bạch.

Song song với đó, Hội cũng đưa ra nhiều giải pháp giúp hội viên nâng cao ý thức tiết kiệm thông qua việc xây dựng, duy trì các mô hình, như: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”; “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”; “trồng rau sạch”; “tổ tiết kiệm, tổ góp vốn xoay vòng”, thi đua thực hành tiết kiệm “Làm theo gương Bác, giúp nhau giảm nghèo bền vững”… Bà Võ Hoàng Lan cho hay, từ năm 2011 đến nay, Hội đã xây dựng, duy trì được 143 tổ góp vốn xoay vòng, 123 tổ tiết kiệm tín dụng và 130 tổ phụ nữ tiết kiệm… Hội viên phụ nữ sử dụng các nguồn vốn tiết kiệm vào những mục đích rõ ràng, cụ thể, ngoài đầu tư phát triển kinh tế còn hỗ trợ hội viên nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa nhà ở, mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, xây dựng công trình vệ sinh, vay vốn xoay vòng… Bên cạnh đó, hàng năm, Hội cũng vận động hội viên tham gia ít nhất một trong 4 loại hình tiết kiệm với tổng số tiền tiết kiệm từ năm 2011 đến nay trên 5 tỷ đồng.

Bằng nhiều hoạt động thiết thực, từ năm 2011 đến nay, các cấp Hội đã giúp đỡ 1.058 hộ phụ nữ nghèo, trong đó có 353 hộ thoát nghèo. “Việc xây dựng các mô hình, tổ liên kết đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của hội viên phụ nữ, do đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ dám nghĩ, dám làm và trở thành những điển hình trong sản xuất kinh doanh giỏi, như các chị: Lê Thị Luyên, Tống Thị Vinh (xã Ia Sol); Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Thị Vừa, Ksor H’Biếc (thị trấn Phú Thiện); Nguyễn Thị Hồng (xã Chư A Thai)…”-bà Võ Hoàng Lan nhấn mạnh.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.