Phòng tranh - Chất vẫn hơn lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều tác phẩm của họa sĩ Việt Nam đang thu hút mối quan tâm của giới sưu tập quốc tế. Tranh Việt lần đầu tiên đã cán mốc triệu USD, khiến giới nghệ thuật nước nhà tự hào. 
 Triển lãm ở phòng tranh Thomas Craig
Triển lãm ở phòng tranh Thomas Craig
Cùng với đó, ở trong nước những năm gần đây, thị trường mỹ thuật dẫu mới manh nha cũng mang đến không ít cơ hội, nhiều hứa hẹn cho họa sĩ trẻ. Góp phần tiếp thêm động lực và tạo cơ hội cho các họa sĩ, không thể không kể đến các phòng tranh.
Chuyển hướng hoạt động 
Nói đến tên tuổi các phòng tranh, đáng kể nhất, công chúng trong và ngoài nước đến giờ vẫn đầy tiếc nuối và nhắc nhớ khi nói đến cái tên Tự Do gallery của đôi vợ chồng họa sĩ Trần Thị Thu Hà và Đặng Hải Sơn.
Đây là phòng tranh nghệ thuật tư nhân đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, cũng là cầu nối đầu tiên, đưa tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, từ danh họa bậc thầy cho đến những gương mặt trẻ của hội họa Việt Nam, giới thiệu đến du khách và giới sưu tập quốc tế. Vì lý do gia đình và sức khỏe không còn cho phép, chủ nhân Tự Do gallery buộc phải đóng cửa phòng tranh.
“Một quyết định quá khó khăn sau gần 28 năm hoạt động, nhưng chúng tôi buộc phải làm vì không còn cách nào khác”, họa sĩ Trần Thị Thu Hà từng chia sẻ. Hiện gia đình họa sĩ đã định cư tại Mỹ, cái tên Tự Do gallery huyền thoại, giờ chỉ còn duy trì trên website.
Khoảng hơn tháng trở lại đây, 2 phòng tranh Không Gian Xanh và Mặt Trời Đỏ (quận 1, TPHCM) đã phải tạm ngưng hoạt động trong sự ngỡ ngàng của giới nghệ thuật. Vừa đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm, Mặt Trời Đỏ từng bước đi vào nền nếp với mong muốn giúp công chúng, du khách vừa tham quan các tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, vừa có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua các workshop ở nhiều chất liệu như: tượng, gốm, sơn mài, sơn dầu, lụa…
Tuy nhiên, nền tảng vừa thành hình thì phòng tranh được yêu cầu trả lại mặt bằng cho đơn vị chủ quản là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM theo chỉ đạo của Sở VH-TT TPHCM, mà cũng không biết nguyên do vì sao. Phòng tranh Không Gian Xanh gắn bó 23 năm hoạt động nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cùng cảnh ngộ.
Họa sĩ Lê Xuân Chiểu, chủ phòng tranh Mặt Trời Đỏ, chia sẻ, ở nhiều nước phát triển, trong khuôn viên các bảo tàng nghệ thuật đều có khu vực cho khách thưởng lãm (người lớn và trẻ em) trải nghiệm các hoạt động sáng tác của họa sĩ, workshop, đáng tiếc là Mặt Trời Đỏ vẫn đang loay hoay kiếm địa điểm mới. 
Bên cạnh những phòng tranh vì nhiều lý do phải tạm ngưng hoạt động, thị trường nghệ thuật cả nước cũng hân hoan chào đón sự ra đời, đi vào hoạt động của phòng tranh Bình Minh (quận 3, TPHCM). Đi theo hướng kinh điển, Bình Minh Art gallery vừa giới thiệu tác phẩm của các họa sĩ đến công chúng, vừa trở thành nơi sinh hoạt nghệ thuật, trao đổi kinh nghiệm của các văn nghệ sĩ trong lĩnh vực.
Là nhà sưu tập nghệ thuật, đồng thời cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, rất trân trọng sự sáng tạo của các nghệ sĩ, chủ nhân của Bình Minh Art gallery đang biến phòng tranh thành điểm sinh hoạt nghệ thuật được yêu thích, khích lệ các nghệ sĩ sáng tạo.
Chất lượng nghệ thuật luôn hàng đầu
Đến Saigon Outcast gallery, không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến một phòng tranh được tạo ra từ 3 chiếc container cũ kỹ đặt trên một bãi đất trống sát bờ sông, bên cạnh những tòa cao ốc hiện đại của khu Thảo Điền (quận 2, TPHCM). Đây là nơi triển lãm tranh, trình diễn nghệ thuật sắp đặt, chiếu các bộ phim độc lập định kỳ tối thứ năm; là nơi âm nhạc được bùng nổ giữa một không gian phóng khoáng tự do trong các chương trình hòa nhạc cuối tuần…
Đặc biệt, nơi đây rất nhiệt tình ủng hộ những nghệ sĩ mới và các loại hình nghệ thuật đường phố. Bạn sẽ bắt gặp những mảng tường lớn để dân vẽ graffiti tha hồ sáng tạo, một triền dốc dành riêng cho tín đồ ván trượt, những buổi trình diễn âm nhạc với DJ quốc tế...
Có thâm niên hoạt động 27 năm, phòng tranh Lotus (quận 1) khéo léo sử dụng các tấm trượt, tận dụng không gian hẹp của gallery để trưng bày tác phẩm một cách tốt nhất. Chủ gallery rất thân thiện, sẵn sàng chia sẻ thông tin tác phẩm cũng như các nghệ sĩ từ khắp nơi trên cả nước.
Đồ sộ và thâm niên không kém là Đức Minh gallery (quận 3), chủ gallery là một tên tuổi sưu tầm hàng đầu của Việt Nam, người sở hữu nhiều tác phẩm quan trọng. Con trai của chủ phòng tranh - ông Bùi Quốc Chí - đã gìn giữ di sản đồ sộ là hàng trăm tác phẩm giá trị của hội họa Việt Nam, với những cái tên đình đám của làng mỹ thuật thế kỷ 20 như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Lưu Công Nhân... Gallery Đức Minh có cả tác giả hiện đại đã thành danh như Đinh Cường, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang Em, Thái Tuấn, Nguyễn Thùy Hương.
Triển lãm ở phòng tranh Thomas Craig
Triển lãm ở phòng tranh Thomas Craig
Đây còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới sưu tập quốc tế, các nhà phê bình mỹ thuật khi đến TPHCM. Góp mặt trong làng gallery nghệ thuật, chất lượng và tên tuổi còn phải kể đến những “bà đỡ” đầy tâm huyết như Quỳnh gallery, Craig Thomas gallery, với nhiều gương mặt và tác phẩm nghệ thuật đương đại.
Nói đến phòng tranh tại TPHCM là nói đến chất lượng nghệ thuật, yếu tố luôn được chủ trọng hàng đầu. Bởi lẽ, trong bối cảnh nghệ thuật phát triển nhanh chóng và liên tục biến đổi, các phòng tranh tại TPHCM vẫn đang trở thành địa điểm quan trọng để nghệ sĩ quảng bá tác phẩm cũng như kết nối cộng đồng những người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước.
MINH AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.