Phó Trung đoàn trưởng đam mê nghiên cứu khoa học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ là người chỉ huy năng nổ, tận tình với đồng đội mà Trung tá Lã Quý Tráng-Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 54 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) còn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào huấn luyện.

Lúc chúng tôi đến, Trung tá Lã Quý Tráng và đồng đội đang trực sẵn sàng chiến đấu. Anh cho biết: “Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người lính. Để nâng cao chất lượng huấn luyện, ngoài vũ khí, trang bị có trong biên chế thì cần có thêm những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để vừa sử dụng hiệu quả trang-thiết bị hiện có, vừa giúp giảm công sức của bộ đội, chất lượng được nâng lên”.

Từ năm 2018 đến nay, Trung tá Tráng đã có 7 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, được áp dụng vào việc huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, trong đó có nhiều sáng kiến được đánh giá cao. Sáng kiến “Bút viết đa tác dụng” là một minh chứng.

Theo anh Tráng, trong quá trình huấn luyện, diễn tập và chiến đấu, người chỉ huy trinh sát và kế toán trong các đơn vị pháo binh phải thực hiện nhiệm vụ ở gần địch, sử dụng đèn pin đội để viết và vẽ nên dễ bị lộ mục tiêu. Và, sáng kiến này đã khắc phục được điều đó.

Trung tá Lã Quý Tráng sử dụng thiết bị bút viết đa tác dụng để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trung tá Lã Quý Tráng sử dụng thiết bị bút viết đa tác dụng để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

“Bút viết đa tác dụng” có cấu tạo khá đơn giản gồm: bộ nguồn, các công tắc, ngòi bút. Khi cần viết vào ban đêm thì bật công tắc đèn sẽ chiếu vào từng dòng chữ. Nếu người chỉ huy cần sử dụng đèn để chỉ bản đồ tác chiến thì tháo rời ngòi bút, bật công tắc, khi ấy tia ánh sáng sẽ chiếu thẳng lên bản đồ.

“Sáng kiến này áp dụng trong huấn luyện không chỉ phục vụ tốt cho trinh sát viết, vẽ bản đồ, mà người chỉ huy cũng có thể sử dụng bút để chỉ huy ở trận địa cũng như trên bản đồ. Đặc biệt, khi sử dụng thiết bị này độ phát tán ánh sáng đã được giới hạn nên tránh bị lộ mục tiêu khi chiến đấu”-Trung tá Tráng cho biết.

Đối với lực lượng trinh sát pháo binh làm nhiệm vụ đo đạc đội hình chiến đấu, xác định vào ban đêm, nếu địa hình phức tạp thì việc này rất khó khăn. Phương pháp mà các trinh sát sử dụng là dùng đèn pin. Đèn đánh dấu việc này mất nhiều thời gian, trong khi yêu cầu đo đạc là nhanh, chính xác, kịp thời và bí mật.

Xuất phát từ thực tế đó, Trung tá Tráng đã cho ra đời sáng kiến “Cọc đo đạc ban đêm”. Thiết bị được cấu tạo bởi ống nhựa chứa pin, dây dẫn, bộ điều khiển và các bóng đèn led, mỗi bóng cách nhau 20 cm. Khi sử dụng chỉ cần bật công tắc, đèn sẽ phát thành một vệt sáng dài 2 m. Người trinh sát đưa thiết bị đo vào bóng đèn dưới chân cọc, bóng đèn còn lại cắt vạch đo trong thiết bị ở đâu thì cự ly ở đó.

Nhiều sáng kiến của Trung tá Tráng khi áp dụng vào huấn luyện không chỉ giảm được thời gian, công sức của bộ đội mà còn đảm bảo an toàn, chính xác cao. Đó là sáng kiến “Thiết bị báo kết quả bắn súng, ném lựu đạn”. Thiết bị này được cấu tạo gồm: bộ nguồn, camera, mô đun kết nối với máy chủ. Khi tiến hành báo bia hoặc báo kết quả ném lựu đạn, người báo bia chỉ cần đưa thiết bị hướng về bia, điểm ném, hình ảnh sẽ được truyền về máy tính đặt tại bộ phận chỉ huy bắn, ném và bộ phận giám sát. Khi sử dụng thiết bị này đảm bảo kết quả báo bia, ném lựu đạn khách quan, an toàn. Chính vì thế, nhiều đơn vị trong Sư đoàn 320 đã áp dụng sáng kiến này vào quá trình kiểm tra kết quả bắn súng, ném lựu đạn.

Trao đổi với P.V, Đại tá Lê Văn Cương-Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320-cho biết: Hiện nay, đơn vị có nhiều sáng kiến áp dụng vào quá trình huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Các sáng kiến của Trung tá Lã Quý Tráng vừa nâng cao hiệu quả huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa giảm được thời gian công sức của bộ đội, đặc biệt là đảm bảo bí mật đội hình chiến đấu. Chúng tôi thường xuyên phát động các cán bộ, chiến sĩ tích cực tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều sáng kiến phục vụ tốt nhiệm vụ của đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.