Phiền hà chuyện "Ăn xóm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong văn hóa Việt, chuyện cưới hỏi luôn được coi trọng bậc nhất trong đời sống. Cùng với quá trình phát triển, các tục lệ cưới hỏi được gia giảm, pha trộn giữa truyền thống với hiện đại mà vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng trong những năm gần đây, tục “ăn xóm” trước đám cưới xuất hiện tại một vài địa phương ở vùng nông thôn của tỉnh Gia Lai khiến người ta phải nghiêm túc suy nghĩ: Nên duy trì hay bãi bỏ tục “ăn xóm”?

 

 Nên tổ chức cưới hỏi giản dị nhưng thắm đượm nghĩa tình (ảnh minh họa).
Nên tổ chức cưới hỏi giản dị nhưng thắm đượm nghĩa tình (ảnh minh họa).

Tục “ăn xóm” được lấy ý tưởng từ bữa cơm thân mật trước ngày cưới của gia đình cô dâu, chú rể. Nếu bữa cơm thân mật là buổi tối để cả gia đình cô dâu, chú rể quây quần, tâm sự, rồi dặn dò của cha mẹ, anh em, thể hiện tình cảm gắn kết nghĩa tình của mỗi gia đình Việt, thì “ăn xóm” là sự biến tướng của bữa cơm thân mật. Tối trước hôm diễn ra lễ cưới, thay vì làm một bữa cơm ấm áp trong gia đình, người ta tổ chức tiệc linh đình như đám cưới, nhưng với quy mô nhỏ hơn một chút. Nhà có đám sẽ mổ heo, mổ bò làm cả chục đến vài chục mâm cỗ mời anh em xa gần, làng trên xóm dưới tới dự. Số lượng mâm cỗ khi “ăn xóm” ngày càng tăng cao theo mức độ sĩ diện của gia chủ: Nhà hàng xóm chục mâm thì mình cũng phải hơn một tí. Vô tình, vì sĩ diện nhất thời mà gia chủ lại phải đối mặt với những khó khăn tài chính sau cưới. Niềm vui chưa thỏa mà đã bời bời lo âu!

“Ăn xóm” không chỉ gây tốn kém cho người mời mà còn gây phiền hà đối với người được mời. Người dân quê thì hay ngại, đã được mời ăn 2 bữa thì tiền mừng cưới phải “nặng đô” hơn bình thường chỉ ăn trong tiệc chính. Mà “nặng đô” thì lại “kẹt cứng”, nhiều khi nông dân khốn khó với nhau, chả biết nhà ai có mà xoay tạm. Đi ăn đám cưới mà cứ lo lắng tiền bạc, không thoải mái về tâm lý, liệu ngày vui có được trọn vẹn?

Nhiều thôn, nhiều xóm treo cái bảng hoành tráng trên cổng chào là danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa” mà đâu đó vẫn còn nếp sống chưa xứng tầm với bảng hiệu. Đã làm cỗ ở nông thôn thì phải là mâm cao cỗ đầy vì thứ nhất là người quê đi tiệc thích ăn no, thứ 2 cũng là sĩ diện, sợ mang tiếng hà tiện. Thế là cỗ bàn bày ra thì rất nhiều món, ăn không xuể dẫn đến việc lãng phí nguyên liệu, tiền bạc, thời gian và công sức nấu nướng, dọn dẹp! Bên cạnh đó, tục này còn phát sinh những sự việc mà ai cũng biết nhưng nhiều lúc không ngờ tới, đó là “tửu nhập ngôn xuất”. Gặp nhau là phải cà kê. Khi đã ngà ngà say thì bắt đầu có những câu chuyện không đầu không cuối, không có lý do cũng đem ra tranh cãi, gây mất đoàn kết, rồi dẫn đến động chân động tay. Ngày vui đến gần kề nhưng điều này đã gây ra sự bất hòa, làm mất đi niềm hứng khởi. Thế thì còn đâu là thôn văn hóa!

Tôi vẫn thường nghe ông bà nội kể, những năm sau giải phóng, theo chủ trương của Nhà nước, đám cưới được tổ chức tại UBND xã. Vật chất chỉ có vài cân kẹo cùng với ấm nước chè xanh. Có ông Chủ tịch UBND xã là đại diện cơ quan pháp luật đứng ra để tổ chức hôn lễ, trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho cặp vợ chồng, mỗi bên gia đình chỉ đại diện 5-7 người gồm cha mẹ, anh em ruột thịt của cô dâu chú rể. Nhưng buổi lễ vẫn trang trọng, thiêng liêng và đầm ấm. Và cho đến nay, ông bà nội tôi đã chung sống hòa thuận, hạnh phúc hơn 40 năm. Thiết nghĩ, lễ cưới không cần phô trương mâm cao cỗ đầy mới có hạnh phúc.

Nói tóm lại, “ăn xóm” là tục lệ cần suy xét lại. Cưới hỏi là tục lệ quan trọng nhất đời người nhưng không nên đánh đồng sự linh đình, long trọng với sự rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho cả chủ và khách. Đơn giản nhưng thấm đượm nghĩa tình và đáng nhớ, đó chẳng phải đậm đà văn hóa Việt sao?

Nguyễn Đức Hiền

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.