Phát hiện sốc từ gia tài của "loài người ma" 2,6 triệu tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Kho tài sản quý giá của một loài người khác chứa mảnh ghép quan trọng cho thấy trí thông minh nhân loại đã phát triển khó tin trước khi Homo sapiens chúng ta ra đời hơn 2 triệu năm.
Theo Daily Mail, loài người tuyệt chủng chiếm đóng ở đia điểm khảo cổ Revadim, Israel chính là Homo erectus, đã xuất hiện trên Trái Đất khoảng hơn 2 triệu năm trước. Họ đã mang theo tài sản quý giá nhất rời châu Phi từ 300.000 -500.000 năm về trước: những dụng cụ chặt được một loài người tiền thân bí ẩn khác phát minh từ 2,6 triệu năm về trước.
53 mảnh đá không chỉ đem về hiểu biết về cách các loài người cổ này sử dụng công cụ lao động, mà còn là bằng chứng sống động cho sự tiến hóa vượt bậc về mặt công nghệ và nhận thức về dinh dưỡng của họ. Mỗi công cụ đều có một cạnh lớn, sắc và nhọn để dễ dàng chặt vỡ các loại xương lớn, đồng thời một phần tay cầm chắc chắn, trơn nhẵn và vừa vặn để người dùng có thể tận dụng sức mạnh và thoải mái nhất với công việc.

Toàn cảnh địa điểm khai quật - Ảnh: PLOS ONE
Toàn cảnh địa điểm khai quật - Ảnh: PLOS ONE
Theo The Time of Israel, giáo sư Ran Barkai từ Đại học Tel Aviv (Israel), người dẫn đầu nhóm nghiên cứu từ nhiều viện, trường ở Đức và Israel, các công cụ dạng này đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm tiền sử trên khắp "thế giới cũ", tức châu Phi, châu Âu, Trung Đông và Trung Quốc.

Các công cụ đá lửa được chế tạo hết sức sắc bén và đáng kinh ngạc với điều kiện thời kỳ đó - Ảnh: PLOS ONE
Các công cụ đá lửa được chế tạo hết sức sắc bén và đáng kinh ngạc với điều kiện thời kỳ đó - Ảnh: PLOS ONE
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nhặt nhạnh, phân tích các mảnh đá lẫn mảnh vỡ của xương ở Revadim để tìm hiểu tận gốc chức năng và cách chúng được tạo nên. Điều bí ẩn còn lại là "loài người ma" thông minh, khéo léo đã phát minh ra những công cụ này. Rõ ràng, con người 2,6 triệu năm trước thông minh hơn chúng ta tưởng chứ không phải những vượn nhân hình kém phát triển.

Một nhà khảo cổ thử chặt xương một con thú lớn bằng công cụ - Ảnh: PLOS ONE
Một nhà khảo cổ thử chặt xương một con thú lớn bằng công cụ - Ảnh: PLOS ONE
Nhờ có các công cụ này, các loài người tuyệt chủng có thể khai thác tủy xương của các con vật họ săn được. Đó là một nguồn calo dồi dào và bổ dưỡng, tốt cho cả thể lực và trí não của họ.
Nghiên cứu phối vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One nói thêm rằng để lấy tủy xương bằng các công cụ này, đòi hỏi nhiều kỹ năng và độ chính xác cao khi thao tác để không làm hỏng món ăn - một bằng chứng cho thấy bộ não "loài người ma" phát minh ra các công cụ khó tin này đã đủ phát triển để chỉ huy một đôi tay khéo léo.
Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm