Phát hiện ốc đảo nghi có hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

NASA tuyên bố họ đã phát hiện một ốc đảo có thể chứa hóa thạch giữa vùng khô cằn trong miệng hố va chạm Jezero trên Sao Hỏa.

 

2 nghiên cứu mới từ NASA đã phát hiện ra trên Sao Hỏa một khu vực chứa các khoáng chất silica hydrat hóa, một thứ đặc biệt có giá trị trong việc bảo tồn những "chữ ký sinh học".

Đó chính là khu vực thuộc miệng hố va chạm khổng lồ Jezero, có thể là tàn tích của một vụ tấn công của tiểu hành tinh. Bên trong hố, như các nơi khác trên Sao Hỏa, chủ yếu là một sa mạc khô cằn. Nhưng khoáng chất được tìm thấy có thể là bằng chứng của một ốc đảo sự sống, theo cách nói của các nhà nghiên cứu.


 

Miệng hố va chạm rộng 45 km Jezero của Sao Hỏa, nơi được nghi ngờ có một ốc đảo chứa hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh - ảnh: NASA
Miệng hố va chạm rộng 45 km Jezero của Sao Hỏa, nơi được nghi ngờ có một ốc đảo chứa hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh - ảnh: NASA


Nhà khoa học Jesse Tarnas, tác giả chính của một trong 2 nghiên cứu cho biết họ đã phân tích dữ liệu mà các tàu vũ trụ NASA đem về và phát hiện ra 2 dòng chảy của silica ngậm nước ngay trong miệng hố va chạm cằn cỗi này. Ở trái đất, các khoáng chất tương tự cũng là "mỏ vàng" của giới cổ sinh vật học, bởi chính là nơi bảo tồn các vi hạt và thành phần sinh học khác từ sự sống sơ khai.

Nghiên cứu này, vốn vừa côgn bố trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters, đã sử dụng dữ liệu từ thiết bị đo quang phổ trinh sát nhỏ bé tên CRISM được gắn trên Tàu trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa đang làm nhiệm vụ. Theo họ, nếu nhắn vào dấu vết silica hydrat hóa này, NASA có thể tìm ra các hóa thạch của sinh vật ngoài hành tinh.

Nghiên cứu thứ 2, cũng từ NASA, vừa công bố trên tạp chí khoa học Icarus. Cũng sử dụng dữu liệu từ CRISM, họd dã tìm thấy các khoáng chất carbonate dọc theo vành trong của hố Jezero. Carbonate trên trái đất chính cũng là thứ bảo tồn các hóa thạch cổ xưa, nhất là vỏ sò, san hô và stromatolites (cấu trúc dạng gò, cột trầm tích được hình thành do sự phát triển xếp lớp của vi khuẩn lam).


 

 Các vị trí có khoáng chất carbonate được NASA đánh dấu - ảnh: NASA
Các vị trí có khoáng chất carbonate được NASA đánh dấu - ảnh: NASA



Jezero ngày nay có thể là một sa mạc khô cằn, nhưng một số phát hiện của NASA trước đó đã cho thấy nơi đây từng tồn tại một hồ nước cổ xưa và những dòng sông chảy vào. Vì vậy việc tồn tại một ốc đảo cổ đại ở đây không phải điều khó tin.

Bí ẩn có thể sẽ sớm được giải đáp vì trong dự án Mars 2020 của NASA, một tàu đổ bộ mới sẽ hạ cánh ngay miệng hố va chạm Jezero.

A. Thư (NLĐO/Theo Fox News, NASA)

Có thể bạn quan tâm