Sáng 2/6, Đội Quản lý thị trường số 2 đã bàn giao hồ sơ, tang vật của “kho” hàng quần áo rằn ri, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum xử lý.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa là quần áo rằn ri tại số 183 đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Trước đó, chiều tối 1/6, Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp với Công an huyện Đăk Hà và Ủy ban nhân dân thị trấn Đăk Hà kiểm tra cửa hàng chuyên kinh doanh quần áo của hộ chị Vũ Thị Nguyệt ở số 183 đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 1.000 bộ quần áo cũ đã qua sử dụng, mang nhãn hiệu nước ngoài không có chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Tất cả quần áo trên là trang phục rằn ri giống quân tư trang quân đội nước ngoài dùng.
Tại thời điểm kiểm tra, các trang phục trên được bày bán công khai, chất đầy nền nhà, treo trên tường. Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính trong sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa là quần áo rằn ri tại số 183 đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện "kho" hàng quần áo rằn ri với số lượng lớn. Được biết, cửa hàng quần áo của chị Vũ Thị Nguyệt được xem là đại lý, “kho” chuyên về quần áo rằn ri lớn nhất tỉnh. Các trang phục này thường được người dân mua về để mặc khi lao động. Đăk Hà là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, người dân thường mua quần áo rằn ri để lao động, sinh hoạt hàng ngày.
Hiện trên địa bàn tỉnh còn có nhiều cửa hàng mua bán công khai mặt hàng quần áo rằn ri nhưng chưa bị xử lý.
Với lý do dự án đã chậm tiến độ 64 tháng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Kon Tum sẽ tiến hành thu hồi trên 34.000m2 do đơn vị đã cấp trái luật trước đó.
Hàng năm, cứ đến dịp Tết Trung thu, các địa phương trong huyện Đức Trọng, Lâm Đồng lại tổ chức làm lồng đèn Trung thu mang hình các linh vật khổng lồ theo con giáp từng năm, diễu hành trên các tuyến đường trung tâm thị trấn Liên Nghĩa. Tuy nhiên, hoạt động này thường là tự phát.
Ngày 27/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ trao giải cuộc thi và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật 'Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk hội nhập và phát triển' năm 2023.
Dù hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an tới hiện trường giải cứu những người bị bắt giữ trái pháp luật nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục ngăn cản, chống đối lực lượng thi hành công vụ.
Năm nay, sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk được mùa, sản lượng ước tính đạt trên 200.000 tấn trong khi giá cao gần gấp đôi so với năm ngoái (dao động từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg) nên nhiều nông dân bội thu.
Sau hai huyện của Đắk Lắk là Krông Pắk và Cư Mgar được công nhận nhãn hiệu tập thể về sản phẩm sầu riêng, H.Krông Búk đang lập đề án xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng của địa phương.
Đề án Xây dựng TP Đà Lạt trở thành thành phố thông minh đã được UBND tỉnh phê duyệt, ngành Giao thông Lâm Đồng được giao chủ trì triển khai một số giải pháp về giao thông thông minh trên nền tảng công nghệ dùng chung cho thành phố thông minh đang được xây dựng và thiết lập.
Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
Sáng 24/9, tại thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Sở Tài nguyên - Môi trường Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Đức Trọng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 trên địa bàn Lâm Đồng.
Một bị cáo ở Đắk Lắk đã kêu oan suốt 17 năm kể từ khi bị tuyên tội giết người. Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao từng chỉ ra 11 tình tiết quan trọng cần rà soát, xác minh thêm...
Liên quan đến vụ việc người đàn ông bị khởi tố vì lấy 1 khúc gỗ muồng trong vườn cà phê nhận khoán, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang xem xét giải quyết đơn kêu cứu.