Phát hiện hàng trăm sản phẩm dược thảo và mỹ phẩm không nguồn gốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hàng trăm sản phẩm dược thảo và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được dán tem chống hàng giả, nhãn mác để bán ra thị trường vừa được Công an TP. Buôn Ma Thuột phát hiện.
Sáng nay (3/9), các lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn đang kiểm đếm, xác minh làm rõ nguồn gốc, chất lượng của hàng trăm sản phẩm dược thảo và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc vừa được phát hiện thu giữ vào tối 2/9.
Nguyên liệu để Trường làm mỹ phẩm và dược thảo.
Nguyên liệu để Trường làm mỹ phẩm và dược thảo.
Trước đó, sau một thời gian theo dõi, đêm 2/9, một tổ công tác của Đội cảnh sát Kinh tế Công an TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phối hợp với Công an phường Thành Nhất (TP. Buôn Ma Thuột) kiểm tra đột xuất số nhà 25/15 đường Phạm Văn Bạch, phường Thành Nhất.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện có hàng trăm sản phẩm dược thảo và mỹ phẩm các loại, trong đó có nhiều sản phẩm đã được dán nhãn mác chuẩn bị tuồn ra thị trường. Số còn lại đang trong quá trình pha trộn, đóng gói.
Hàng trăm sản phẩm chuẩn bị tuồn ra thị trường.
Hàng trăm sản phẩm chuẩn bị tuồn ra thị trường.
Ngôi nhà này do vợ chồng Bàn Văn Trường (24 tuổi) thuê để kinh doanh. Thời điểm kiểm tra, Trường không chứng minh được nguồn gốc số sản phẩm trên. Toàn bộ số dược thảo và mỹ phẩm trên cũng chưa được cơ quan chức năng cấp phép kinh doanh.
Sản phẩm chưa được cấp phép kinh doanh nhưng được đóng gói, có nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng.
Sản phẩm chưa được cấp phép kinh doanh nhưng được đóng gói, có nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng.
Bước đầu, Trường khai nhận đã đặt mua nguyên liệu từ một người ở Hà Nội rồi cùng vợ pha trộn thành dược thảo, mỹ phẩm. Sau đó, Trường lên mạng xã hội thuê một người lạ từ TP.Hồ Chí Minh in ấn bao bì, nhãn mác, tem chống giả, đóng gói các sản phẩm mình làm ra để bán. Thị trường tiêu thụ của Trường không chỉ ở Đắk Lắk mà cả những tỉnh lân cận.
Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định.
Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm