Ngày 28/9, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đào Đình Tuấn và Lê Tuấn Anh (cùng trú TP Hồ Chí Minh) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.
Đoàn thanh tra liên ngành tại Thanh Hóa vừa chuyển cơ quan điều tra làm rõ vụ việc một cửa hàng kinh doanh trên địa bàn có hành vi kinh doanh hơn 40 tấn phân bón giả.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Quảng Ngãi, vừa triệt phá một đường dây sản xuất, mua bán phân bón giả quy mô lớn.
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 600/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính 281,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn (Đại lý phân bón Tuấn Cường; địa chỉ tại thôn Ngô Sơn, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) vì buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.
(GLO)- Khi kiểm tra 2 kho hàng của Công ty TNHH Voi Con Đà Lạt (địa chỉ số 52 Phạm Ngũ Lão, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng), Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng cùng Công an huyện Đức Trọng, Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện chủ doanh nghiệp đang sang chiết phân bón từ nhãn hiệu Hai Binh (Trung Quốc) vào bao nhãn hiệu Suluble Humic Acid Powder (Mỹ).
(GLO)- Ngày 20-7, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phối hợp với Cục Quản lý Thị trường, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Qua đó, các đơn vị phát hiện 7 mẫu phân bón giả, nhiều mẫu kém chất lượng.
Bị can khai nhận mua phân bón kém chất lượng trôi nổi, sau đó thay đổi bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý rồi bán ra thị trường với giá rẻ hơn so với hàng nhập khẩu để thu lợi bất chính.
Ông H.T. Đ ở thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất phân bón rồi giả mạo nguồn gốc, xuất xứ, ghi nơi sản xuất trên bao bì là “made in USA.“
Lực lượng chức năng đóng giả người mua và phát hiện các đối tượng bán phân bón giả nhưng khi đang tiến hành làm việc, các đối tượng lập tức bỏ trốn khỏi hiện trường.
Cơ quan chức năng phát hiện 40 tấn phân bón Supe Lan - canxi tại một cửa hàng ở H.Đức Trọng (Lâm Đồng), nhưng kiểm nghiệm cho kết quả chủ yếu là đất và bột đá.
Khuya 20.10, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 1 – Cục QLTT Đồng Nai vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) vừa xóa sổ thành công xưởng sản xuất phân bón giả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ngày 7/10, tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo tỉnh này vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Hùng Quang, thôn 14, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp).
Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân vừa qua tại Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân làm phân bón giả. Nhưng trên thực tế, đưa tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ra trước pháp luật đang gặp nhiều khúc mắc.
Con số thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường bắt giữ trên 3.000-4.000 vụ phân bón giả, kém chất lượng. Câu hỏi đặt ra là vì sao mỗi lần cơ quan chức năng xử phạt, kẻ vi phạm đều bị “bêu tên“, song các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn lộng hành, từng ngày “móc túi“ ăn trên lưng người nông dân?
Tại Dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt do Bộ NNPTNT chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến, Bộ này đề xuất xử phạt lên đến 200 triệu đồng đối với vi phạm về buôn bán phân bón. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tuy đã tăng mức xử phạt hành chính nhưng kẻ vi phạm “nộp tiền là xong“, do đó nên đề xuất xử lý hình sự mới đủ sức răn đe.
Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, phân bón giả, kém chất lượng đang gây rối loạn thị trường, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.