Phá rừng đâu chỉ có mỗi lâm tặc!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cứ mỗi lần chứng kiến những cơn lũ dữ tràn về, chúng ta lại “kêu tên” nạn phá rừng. Tuy nhiên không hẳn quy kết trách nhiệm mưa lũ chỉ do lâm tặc.

Với người nghèo sống gần rừng, nhiều người vẫn còn phải dựa vào rừng mà sống. Số người này không nhiều và "công suất" phá rừng của những đối tượng này cũng không quá lớn.

Đáng nói hơn là những người gián tiếp phá rừng. Chính họ là một phần nguyên nhân khiến cho rừng già nhanh chóng biến mất.

 

 Nhu cầu sử dụng nội thất bằng gỗ khủng là nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá
Nhu cầu sử dụng nội thất bằng gỗ khủng là nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá


Chúng ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh nhiều người giàu có hay có địa vị ngồi lọt thỏm trên những chiếc ghế gỗ to. Cạnh đó thường là chiếc bàn to đến nỗi mà bất cứ ai nhìn vào cũng hình dung ngay đến một thân cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở khu rừng đại ngàn nào đó đã ngã xuống.

Đã một thời, mà chắc giờ vẫn còn thịnh hành là kiểu biếu quà bằng gỗ khủng. Đi phong bì đã là thường và không không còn gây ấn tượng mấy, nhiều người tặng quà lãnh đạo bằng những bộ bàn ghế thuộc vào dạng "hàng độc". Nếu không có những nhu cầu "khoe của" trong các căn phòng khách nơi phố thị, sẽ không có nhu cầu săn lùng gỗ khủng trong rừng sâu. Cơn khát sở hữu gỗ quý hiếm đã khiến cho bao khu rừng bị tàn phá nặng nề bởi kiểu khai thác bằng cưa máy và vận chuyển cơ giới.

Đất mềm giữ được sự liên kết là bởi hệ thống rễ cây. Cây và rễ cây phân tán lượng nước mưa, giữ cho nước thẩm thấu dần, không chảy với tốc độ nhanh được. Cây lớn thì bộ rễ lớn và sâu. Nó giúp cho các mảng đất trên núi cao không đổ sạt xuống khi ngậm nước mưa.

Cổ thụ không còn thì các trảng cây nhỏ cũng không trụ nổi. Đó là lý do mà chúng ta thấy mỗi khi mưa nhiều thì nước lũ tháo về như là xả đập vậy.

Theo Đoàn Quý Lâm (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.