Ngày 28-4 lúc 17 giờ (giờ Hà Nội) ứng viên VN Phạm Sanh Châu bước vào vòng thi phụ của cuộc tranh cử nhận chức Tổng Giám đốc UNESCO.
Tại vòng thi hôm nay, ông Phạm Sanh Châu cần trình bày cương lĩnh tranh cử bằng tiếng Pháp trước 70 nước thành viên nhóm Pháp ngữ.
Tại vòng thi hôm nay, ông Phạm Sanh Châu cần trình bày cương lĩnh tranh cử bằng tiếng Pháp trước 70 nước thành viên nhóm Pháp ngữ. |
Phần thi phụ này được xem như vòng ba của cuộc tranh cử vào chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO. Như vậy, đại diện đến từ Việt Nam đã tiến thêm một bước nữa vững vàng trong cuộc thi tuyển vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.
Ông Phạm Sanh Châu là ứng viên nhận được nhiều câu hỏi nhất. Sau 10 phút thuyết trình, ông đã nhận được 18 câu hỏi từ cử tọa. Gần như hầu hết các nước của Hội đồng đều đề bảng nêu câu hỏi đa dạng về nhiều vấn đề. Không chỉ nhanh chóng trả lời tất cả các câu hỏi trong khung thời gian cho phép với phong thái tự tin, đĩnh đạc và không kém phần sinh động, lúc bằng tiếng Anh, lúc bằng tiếng Pháp (tuỳ theo người đặt câu hỏi), ứng viên Việt Nam thậm chí đã cô đọng câu trả lời từ 5 xuống 2 phút để tạo điều kiện giải đáp cho nhiều người hơn.
Được biết, phần thi của ứng viên Việt Nam đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các đại biểu dự phỏng vấn. Các Đại sứ Nhật Bản và Serbia khẳng định ông Phạm Sanh Châu là ứng viên trình bày hay nhất và ấn tượng nhất cho tới thời điểm dự thi. Đại sứ Tây Ban Nha thấy ứng viên Việt Nam nắm bắt vấn đề vững vàng. Ngoài ra mọi người còn nhận xét, ông Phạm Sanh Châu là ứng viên có nhiều người đặt câu hỏi nhất, có nhiều người chúc mừng nhất, cách trình bày có cá tính thu hút cử tọa.
Cuộc tuyển chọn này có nhiều điểm "đầu tiên". Lần đầu tiên UNESCO áp dụng quy trình hoàn toàn mới trong việc tuyển chọn Tổng Giám đốc. Lần đầu tiên, UNESCO cho phép mọi người vào khán phòng để nghe (trước kia chỉ dành riêng cho đại biểu các nước thành viên). Lần đầu tiên tăng thời lượng hỏi từ 60 phút lên 90 phút, cho phép hỏi trực tiếp, truyền hình trực tiếp. Lần đầu tiên tiến hành đặt câu hỏi tại chỗ, qua bốc thăm, tăng thêm tính công khai minh bạch. Như vậy, quy trình tuyển chọn Tổng Giám đốc UNESCO lần này có tính bất ngờ cao, sức ép lớn. Và không thể không ghi nhận đây là lần đầu tiên độc đáo có người Việt Nam là ứng viên trong cuộc thi-bầu chọn vào chức vụ lãnh đạo tổ chức UNESCO.
Sau các vòng phỏng vấn, Hội đồng Chấp hành sẽ bỏ phiếu kín vào tháng 10-2017 chọn ứng viên duy nhất. Tháng 11-2017, Đại hội đồng sẽ xem xét đề cử của HĐCH và bỏ phiếu kín chính thức chọn tân Tổng Giám đốc UNESCO.
Theo VOV