Nhật Bản là quốc gia đi tiên phong trong cuộc đua xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ cho các thiết bị xe bay, tích hợp với dịch vụ thương mại. Tương lai, nó được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt mới cho hệ thống giao thông của Nhật Bản.
|
Toyota và các công ty liên kết đã đầu tư khoảng 42,5 triệu yen (382.000 USD) vào dự án Cartivator |
Bước đầu, chính phủ Nhật Bản đưa ra một sáng kiến: cho phép xây dựng một bản đồ đường bộ vào cuối năm nay để đáp ứng được với các phương tiện bay, nhanh chóng đưa hệ thống giao thông bay này đi vào hoạt động thương mại trong thời gian ngắn nhất.
Các quan chức của Nhật Bản đang hợp tác với hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus cũng như với các công ty lớn như All Nippon Airways, Japan Airlines, NEC và Toyota Cartivator.
Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Shinji Tokumasu cho hay: “Các thiết bị bay nói chung được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề giao thông ở các đảo xa xôi miền núi, hoặc các hoạt động cứu hộ và vận chuyển hàng hóa trong thiên tai”.
"Chúng tôi đã mở một cuộc họp giữa chính phủ với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để nuôi dưỡng một ngành công nghiệp mới và làm cho nó có lợi nhuận trên thị trường thế giới", ông Shinji Tokumasu nói.
Một nhóm kỹ sư của Nhật Bản hiện đang rất tích cực làm việc với các thành viên dự án Cartivator, một dự án phi lợi nhuận có trụ sở tại Tokyo.
|
Hãng AeroMobil cho ra bản mô hình chiếc xe bay vào năm 2020 với giá từ 1,2 triệu đến 1,6 triệu USD |
Bước đầu, Cartivator tham vọng sẽ ra mặt một thiết bị bay có người lái vào cuối năm 2019 có tên SkyDrive để phục vụ việc thắp sáng ngọn đuốc Olympic khi Thủ đô Tokyo của Nhật Bản tổ chức Thế vận hội vào năm 2020.
Theo thiết kế, SkyDrive có chiều dài gần 3m, chiều rộng, chiều cao 1,3m, bao gồm 3 bánh và 4 Rotor. Dự kiến, SkyDrive có thể bay ở độ cao 10m đạt tốc độ 100km/h khi bay và đạt 150km/h di chuyển trên mặt đất.
Cùng với tham vọng phát triển hệ thống giao thông bay của Nhật Bản, rất nhiều các hãng công nghệ lớn trên thế giới bắt đầu đi vào nghiên cứu đón đầu công nghệ. Các công ty nghiên cứu lĩnh vực này gồm có Uber, dự án Kitty Hawk được hỗ trợ bởi người sáng lập Google Larry Page, Công ty Lilium Aviation của Đức, Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Safran Pháp và Honeywell - một tập doàn công nghệ lớn Hoa Kỳ.
|
Mô hình giao thông bay này là mảnh đất màu mỡ cho các hãng công nghệ khai thác thương mại |
Tháng trước, hãng sản xuất động cơ nổi tiếng của Anh Rolls-Royce đã tiết lộ kế hoạch phát triển một chiếc xe điện lai, được gọi là "taxi bay", trong khi Kitty Hawk vào tháng 6 cung cấp các chuyến bay thử nghiệm cho những người quan tâm đến việc mua xe của mình.
Theo như những gì các kỹ sư công nghệ, bầu trời rộng lớn đến mấy cũng giới hạn bởi công nghệ trong tương lai, khi mà mô hình giao thông bay này sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các hãng công nghệ khai thác thương mại. |
Nhiều hãng công nghệ đã nghiên cứu thành công và cho ra sản phẩm bay thử nghiệm |
Do vậy, Nhật bản có thể có thể đưa mô hình của mình ra thế giới thì giá thành phải cạnh tranh. Để đưa thiết bị bay vào thương mại, các hãng sản xuất của Nhật Bản phải đưa ra các giải pháp khắc phụ rủi ro liên quan đến an toàn bay, bao gồm khắc phục về công nghệ và cấp bằng lái xe cho phi công. Đây là một khoản đầu tư bài bản có kế hoạch rất rõ ràng và đương nhiên sẽ rất tốn kém cho các hãng sản xuất xe bay trong tương lai. Chi phí này sẽ tác động trực tiếp đến giá thành một chiếc xe bay được bán ra, khách hàng sở hữu xe bay sẽ là người phải chịu những khoản phí dịch vụ đắt đỏ này: bao gồm phí lịch trình bay, gửi xe, học lái, cấp bằng lái và bảo hiểm.
Hiên nay, nhiều hãng công nghệ đã nghiên cứu thành công và cho ra sản phẩm bay thử nghiệm, chi phí cho sản phẩm thử nghiệm đã tiêu tốn hàng triệu đô la. Tuy nhiên, chưa có một hãng sản xuất nào đưa ra giá thành cụ thể cho sản phẩm thương mại của mình.
Đối với Nhật Bản, quốc gia tuy không phải là đi đầu trong công nghệ chế tạo ra sản phẩm bay đầu tiên, nhưng là nước dám đi đầu trong kế hoạch thương mại hóa thị trường xe bay một cách bài bản.
Nhật Linh (Vietnamnet)