Nuôi tôm trên... cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng với sự nghiên cứu, sáng tạo của con người đã biến những điều không thể thành có thể...

Anh Lâm Thanh Hùng và mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh”
Anh Lâm Thanh Hùng và mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh”



Sau khoảng 5 tháng tự nghiên cứu, mày mò từ khâu thiết kế đến thi công, anh Lâm Thanh Hùng (38 tuổi) đã hoàn thành mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh” rất độc đáo.

Từ con đường lộ chính, tôi chạy xe máy men theo con đường bê tông băng qua cánh đồng khô cằn khoảng 3 km mới đến được mô hình độc đáo của Hùng (1456/103/38 Nguyễn Văn Tạo, tổ 1, ấp 4, xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè, TP.HCM).

Mô hình là một căn nhà xây bằng những khung sắt. Phía trên nóc nhà và xung quanh được căng bởi những tấm lưới và một lớp bạt ni lông trắng nhằm giảm nhiệt độ của ánh nắng mặt trời và ngăn nước mưa. Phần dưới cùng được thiết kế những khung lồng bằng sắt, sau đó lót những tấm bạt đen dày nhằm tránh rỉ nước ở dưới đáy và xung quanh, tạo thành những cái ao có chiều cao khoảng 1,6 m tính từ mặt rồi cho nước vào để nuôi tôm.

Trong diện tích 300 m2, anh Hùng chừa ra 26 m2 để làm một cái ao dự trữ nước (gọi là ao lắng), phần diện tích còn lại dành để nuôi tôm. “Nhiệm vụ của ao lắng là cung cấp nước khi cần thiết cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên, trước khi cung cấp nước qua ao nuôi, vấn đề trước tiên là phải diệt khuẩn và xử lý nước sao cho nhiệt độ của ao lắng và ao nuôi bằng nhau để tránh tình trạng tôm bị sốc, có nguy cơ chết. Ngoài ra, trong mô hình mình còn sử dụng 2 máy bơm công suất 4 HP được cài đặt mặc định hoạt động luân phiên cách nhau 2 tiếng đồng hồ để cung cấp ô xy liên tục cho ao tôm”, anh Hùng chia sẻ.

Hỏi về ưu điểm của mô hình này, anh Hùng phân tích: “Nuôi tôm theo mô hình này chúng ta dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ dao động thích hợp cho tôm phát triển tốt ở chừng 27 - 28 độ C. Ngược lại, nuôi tôm theo kiểu truyền thống giữa ao ngoài trời thì không thể nào kiểm soát mà mọi thứ phụ thuộc vào thiên nhiên nên rất bấp bênh”.

Mô hình không chỉ thiết kế để nuôi mà còn để trồng rau theo phương pháp thủy canh. Tuy mô hình được xem là “hai trong một” nhưng hệ thống nước tưới rau thủy canh cách biệt hoàn toàn với môi trường ao tôm. Anh Hùng cho biết một năm nuôi được 3 lứa tôm và trồng 10 lứa rau thủy canh, trừ mọi chi phí thì thu nhập được gần 300 triệu đồng.

Lê Thanh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.