Nuôi dê để thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Xây dựng mô hình “Đàn dê thoát nghèo” là một trong những cách làm được Hội Nông dân Thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê) triển khai thực hiện nhằm giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Bá Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân Thị trấn Chư Sê cho biết: “Nuôi dê sinh sản từ lâu đã được đánh giá là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, chi phí chăn nuôi ít và cũng ít rủi ro. Dê là loại gia súc dễ nuôi, kháng bệnh tốt và thức ăn của chúng chủ yếu là các loại lá cây, phụ phẩm nông nghiệp nên phù hợp với điều kiện chăn nuôi của bà con nông dân nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số. Việc chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt sẽ giúp gia đình hội viên giảm được công chăn thả và quản lý được dịch bệnh; theo dõi được sự phát triển của đàn dê và tận dụng nguồn chất thải để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng”.

Thức ăn của dê chủ yếu là các loại lá cây. Ảnh:Trần Dung
Thức ăn của dê chủ yếu là các loại lá cây. Ảnh:Trần Dung

Việc vận động quyên góp mua dê giống tặng các hộ hội viên nghèo được tuyên truyền rộng rãi và phát động trong toàn cán bộ hội viên cùng chung tay góp sức. Sau khi tìm được nguồn giống tốt, khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng, Hội sẽ trao cho mỗi hộ gia đình 4 con dê (1 đực, 3 cái với tổng cân nặng 62 kg). Sau 18 tháng, khi dê của chương trình sinh sản, phát triển, hội viên phải hoàn trả số lượng dê có cân nặng bằng cân nặng mà chương trình đã cấp ban đầu để Hội tiếp tục cấp cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn khác trong thị trấn. “Trong quá trình thực hiện chương trình, các Chi hội phải trực tiếp theo dõi, hướng dẫn cho hội viên kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn dê; giám sát hội viên chăn nuôi không để xảy ra trường hợp hội viên tự ý bán dê hay giết mổ. Nếu dê bị bệnh thì Hội nhanh chóng có cách xử lý kịp thời”- anh Võ Đức Hải, Chi hội trưởng Hội nông dân thôn Tân Lập) cho hay.

Gia đình chị Trần Thị Thu Huyền (Thôn Tân Lập- Thị trấn Chư Sê) là hộ đầu tiên được bình xét cho nuôi dê. Hiện nay, đàn dê của gia đình chị đang sinh trưởng tốt và bắt đầu sinh sản. Chị Huyền chia sẻ: “Dê rất dễ nuôi, thức ăn là loại cây có sẵn ở trong vườn và phụ phẩm nông nghiệp như thân ngô, lạc… Hơn nữa, nuôi dê chỉ cần bảo đảm chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát thì sẽ tránh cho dê bị lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, nguồn phân dê có thể dùng để bón cho cây cà phê. Dê con được nuôi 6 tháng thì có thể xuất chuồng. Năm nay dù thất bại trong việc nuôi heo nhưng nhờ có đàn dê chuẩn bị sinh con mà gia đình tôi có thêm động lực vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế”. Cũng như chị Huyền, hầu như các hội viên được nhận dê ai cũng vui mừng và phấn khởi. Được tham gia mô hình nuôi dê luân chuyển, nhiều hội viên có điều kiện tích góp vốn đầu tư cải tạo lại vườn cà phê của gia đình. Nếu không có việc gì cần thiết phải bán đi, các hộ sẽ tiếp tục nhân rộng đàn dê để phát triển kinh tế.

Đàn dê của gia đình chị Huyền đang sinh trưởng tốt và bắt đầu sinh sản. Ảnh:Trần Dung
Đàn dê của gia đình chị Huyền đang sinh trưởng tốt và bắt đầu sinh sản. Ảnh:Trần Dung

Mô hình “Đàn dê thoát nghèo” đang phát huy hiệu quả tích cực, giúp tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt và giải quyết tốt vấn đề về vốn làm ăn cho nông dân nghèo. Hội Nông dân thị trấn Chư Sê thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và vận động các hộ tham gia mô hình làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ từ khâu làm chuồng trại đến phòng chống dịch bệnh cho đàn dê cũng như kỹ thuật nuôi nhốt. “Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng hình thức hỗ trợ giống chăn nuôi dê xoay vòng sang các thôn khác trên địa bàn để giúp được nhiều gia đình hội viên, nông dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo”- ông Thuận cho biết thêm.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.