Nuôi chim trĩ quý hiếm, một ông nông dân tỉnh Lâm Đồng năm nào cũng trúng vài trăm triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Công việc nuôi chim trĩ khá nhẹ nhàng, giá bán chim trĩ lại khá cao ở mức hơn 200.000 đồng/kg nên ông Nguyễn Ngọc Phương (46 tuổi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày cuối năm Canh Tý, Phóng viên Dân Việt đã có cơ hội ghé thăm trang trại nuôi chim trĩ của gia đình ông Nguyễn Ngọc Phương. Ông Phương là người đã tiên phong nuôi chim trĩ tại địa phương và duy trì từ năm 2014 đến nay.
Tiếp phóng viên khi mới cùng người vợ đi chợ Tết về, ông Phương dẫn ngay vào trại chim trĩ để tham quan. 
Vừa dẫn khách mời thăm chim, ông Phương kể: "Tôi người quê gốc ở huyện Tiên Sơn (tỉnh Bắc Ninh). Cách đây hơn 20 năm tôi cùng vợ con vào đất Lâm Đồng này lập nghiệp. Trong một lần tình cờ thấy ông hàng xóm nuôi mấy cặp làm cảnh. Nhiều lần qua chơi, thấy việc chăm sóc, ăn uống của loài chim này khá nhẹ nhàng, tốn ít chi phí, thịt ngon, giá bán trên thị trường lại rất cao. Tìm hiểu dần dần, tôi đã "kết" loại gia cầm này, rồi về tìm hiểu ở nhiều kênh khác nhau".
 
Ông Nguyễn Ngọc Phương (46 tuổi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) bên những con chim trĩ trong trại trại của gia đình mình.
Ông Nguyễn Ngọc Phương (46 tuổi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) bên những con chim trĩ trong trại trại của gia đình mình.
Thời điểm năm 2014, giống chim trĩ tìm rất khó. Sau khi bàn bạc với vợ nuôi thử loại chim này để làm kinh tế và được vợ nhất trí ủng hộ, ông Phương đã phải cất công xuống tận Đồng Nai tìm giống. Ban đầu, vợ chồng lão nông này đã mua 50 cặp chim bố mẹ với giá 100 ngàn đồng/con.
"Ban đầu, vợ chồng tôi chưa có kinh nghiệm, cũng như không có ai hướng dẫn nên đã có một số chim trĩ bố mẹ bị chết. Thế nhưng, nhờ học hỏi trên mạng nên đàn chim cũng lớn dần. Chi phí đầu tư làm chuồng, xây tường, rào lưới B40 cũng khá cao nên tôi rất kỹ trong việc phòng bệnh cho đàn chim trĩ...", bà Hoa vợ ông Phương nói.
 
Đến nay, mọi kỹ thuật và cách chăm sóc chim trĩ đều được ông Phương và vợ áp dụng thuần thục.
Đến nay, mọi kỹ thuật và cách chăm sóc chim trĩ đều được ông Phương và vợ áp dụng thuần thục.
Đến nay, việc nuôi chim trĩ đã rất bình thường đối với vợ chồng ông Phương, hầu như các loại bệnh thông thường ông Phương đều đã xử lý được...
Hiện nay, trang trại nuôi chim trĩ của gia đình ông Phương rộng khoảng 1.000m2. Toàn bộ chuồng nuôi chim trĩ đều được xây tường xung quanh. 
Ông Phương phân chia các chuồng cho từng lứa chim trĩ có độ tuổi khác nhau được chủ trại bố trí rất khoa học. Vì loài chim này vẫn sống bán hoang dã nên phía trên cũng được ông Phương rào lưới để chim không bay ra ngoài.
Đối với những lứa chim trĩ nhỏ, ông Phương cho ăn toàn bộ bằng cám tổng hợp giúp chim phát triển, khỏe mạnh. Nhưng khi chim trĩ được khoảng 4 tháng tuổi, chúng bắt đầu thay lông thì ông Phương tiến hành cho ăn ngô và thóc. 
Điều này sẽ giúp thịt chim có độ dai, ngọt và thơm hơn khi bán cho khách hàng. Từ 5 – 6 tháng tuổi, chim trĩ trống sẽ có trọng lượng 1,3 -1,4kg/con, chim trĩ mái có trọng lượng khoảng 1kg/con thì lão nông này bắt đầu xuất bán.
 
Những chú chim trĩ lông óng mượt bên trong trang trại của ông Nguyễn Ngọc Phương.
Những chú chim trĩ lông óng mượt bên trong trang trại của ông Nguyễn Ngọc Phương.
Hiện nay, trung bình hàng tháng ông Phương đưa ra thị trường hơn 300 con chim trĩ thương phẩm. Năm 2019, ông Phương bán ra khoảng 3.000 con với giá 200 ngàn đồng/kg. 
Sau khi trừ các chi phí, ông Phương "bỏ túi" khoảng 300 triệu đồng từ nghề nuôi chim trĩ. Hiện nay, thời điểm nào ông Phương cũng duy trì, nuôi gối đầu khoảng 1.000 con chim trĩ. Trong đó, 50 cặp chim bố mẹ sinh sản liên tục, tạo ra nguồn giống khá dồi dào trong trang trại.
 
Chim trĩ 3 tháng tuổi trong trang trại được nuôi ở những khu vực khác nhau, loại thức ăn cũng được áp dụng khác với chim trĩ trưởng thành.
Chim trĩ 3 tháng tuổi trong trang trại được nuôi ở những khu vực khác nhau, loại thức ăn cũng được áp dụng khác với chim trĩ trưởng thành.
Tuy nhiên, trứng của chim trĩ tỷ lệ ấp nở thành công chỉ khoảng 50%. Vì vậy, giá chim trĩ giống ông Phương bán ra cũng đạt 50.000 đồng/con. Đối với chim trĩ bố mẹ sinh sản sẽ có giá bán 6000 – 700 ngàn đồng/cặp. 
Hiện, ông Phương chủ yếu cung cấp chim thịt cho các nhà hàng tiệc cưới, quán nhậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với giá cố định. Ngoài ra, ông Phương cũng gửi chim đến cho các khách hàng có nhu cầu tại Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh…
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.