Núi lửa: "Mỏ vàng" du lịch ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Như một khám phá có thể tận dụng triệt để nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh cần tạo ra sản phẩm độc đáo, riêng biệt làm thành “thương hiệu”, hệ thống núi lửa âm và dương hiện có trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang trở thành điểm nhấn.
Núi lửa âm là khái niệm chỉ những hố sụt, là miệng núi lửa ngày nào giờ là những ao hồ, thung lũng lớn nhỏ. Còn núi lửa dương là những núi lửa đã tắt nhưng không bị sụt lún mà còn giữ nguyên hình hài đồi núi nhô lên khỏi mặt đất.
 Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Bằng trực quan cũng không khó phát hiện một vùng Pleiku là địa hình núi lửa đã tắt từ hàng trăm triệu năm trước. Tôi đồ rằng màu đất đỏ bazan như son ai cũng biết, nhưng nguồn gốc phun trào núi lửa để hình thành vùng đất màu mỡ phì nhiêu thì không hẳn nhiều người tường tận. Không ít người nhận ra Biển Hồ, Hàm Rồng (TP. Pleiku) vốn là núi lửa, nhưng còn những Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), thung lũng mỡ màu làng Ốp (TP. Pleiku), Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), những lòng chảo là ruộng lúa, la ghim, vườn cà phê dọc suối Hội Phú, phường Ia Kring, xã Trà Đa (TP. Pleiku) liền kề với những quả đồi bát úp lô xô... đó là gì nếu không phải là dấu tích của những trận phun trào từ lòng đất hàng trăm triệu năm trước?
Từ thực tế trên, cần thiết bổ sung quy hoạch phát triển du lịch, trong đó có “độc quyền” du lịch trải nghiệm khám phá hệ thống núi lửa âm và dương của tỉnh. Biển Hồ đã là thắng cảnh độc đáo có tính ổn định. Núi Hàm Rồng vì lý do an ninh có thể khó hơn để khai thác làm du lịch, nhưng không phải là điều không thể, khi chúng ta hài hòa lợi ích kinh tế du lịch và quốc phòng-an ninh. Tính độc đáo và giá trị lớn đã được chứng minh mấy năm gần đây là núi lửa Chư Đăng Ya. Cách không xa TP. Pleiku, hiện trạng tự nhiên chưa nhiều biến đổi, Chư Đăng Ya cần được nhanh chóng quy hoạch thành điểm nhấn du lịch. Tất nhiên, việc đền bù, giải quyết đất sản xuất cho dân phải thật căn cơ và thấu đáo, cũng như tận dụng phát triển mô hình gia đình làm du lịch đối với thắng cảnh này. Cánh đồng làng Ốp rộng lớn, ôm một vòng tròn rất độc đáo cũng phải được xem là một thắng cảnh của núi lửa âm không thể bỏ qua. Khi được quy hoạch làm du lịch thì việc đầu tư xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn rất nhiều so với lợi ích mà một cánh đồng mang lại như hiện nay.
Cách khoảng 80 km, chúng ta có vùng lòng chảo Cheo Reo-Phú Bổn trước đây, nay trải dài từ xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) đến tận thị xã Ayun Pa. Nơi đây có núi Chư A Thai là ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm trước, và còn đó di tích Plei Ơi gắn liền với truyền thuyết cây gươm thần của Vua Lửa. Vùng đất này còn có một công trình nhân tạo-thủy lợi Ayun Hạ-chặn đứng dòng chảy tự nhiên của một con sông làm nên hồ nước mát lành, rộng lớn với hàng loạt đảo sinh thái trong lòng hồ tuyệt đẹp, đưa vào khai thác du lịch rất tốt. Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi đã được công nhận nhưng cùng với thắng cảnh lòng hồ Ayun Hạ và đặc biệt là khai thác núi lửa dương (ngọn Chư A Thai) và núi lửa âm vùng lòng chảo là những cánh đồng, buôn làng trải rộng dọc quốc lộ 25 cũng nên được tính đến trong chiến lược phát triển du lịch, mà việc đầu tiên là bổ sung vào quy hoạch du lịch có tính đặc thù, độc đáo.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.