Nữ sinh khởi nghiệp với thổ cẩm Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với dự án “Handmade văn hóa thổ cẩm Jrai”, em Trần Thị Thảo (lớp 11B1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) không chỉ thỏa mãn đam mê sáng tạo mà còn có thêm thu nhập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trong quá trình khởi nghiệp, em Trần Thị Thảo (bìa phải) luôn nhận được sự hỗ trợ của cô giáo Trần Thị Phương Anh. Ảnh: Thủy Bình
Trong quá trình khởi nghiệp, em Trần Thị Thảo (bìa phải) luôn nhận được sự hỗ trợ của cô giáo Trần Thị Phương Anh. Ảnh: Thủy Bình
Tranh thủ giờ ra chơi, em Trần Thị Thảo ngồi kiểm tra lại các sản phẩm thổ cẩm trước khi gửi cho khách hàng. Đó là những chiếc túi xách, túi đựng bút, vòng tay, bao đựng điện thoại, dây đeo đồng hồ… với kích cỡ khác nhau được làm từ chất liệu thổ cẩm trông khá bắt mắt và ấn tượng.
Kể về niềm đam mê với sản phẩm handmade, Thảo cho biết: Em thích may vá, thêu thùa từ nhỏ và thường làm những sản phẩm handmade để tặng cho bạn bè. Nhận thấy vải thổ cẩm có hoa văn tinh xảo, họa tiết đặc sắc và bắt mắt, em liền chuyển qua dùng loại vật liệu này để đưa vào từng sản phẩm của mình.
Khi có ý tưởng kinh doanh, Thảo cùng cô giáo đi khảo sát thực tế một số cửa hàng bán đồ lưu niệm và nhận thấy các sản phẩm không quá đa dạng nhưng giá khá cao. Tiếp tục khảo sát một số cơ sở dệt vải thổ cẩm, em quyết định lấy vải dệt từ chị Pel (làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) làm nguyên liệu chính cho sản phẩm. Đối với một số vật dụng phụ như móc khóa, hạt cườm… em tìm mua khá dễ dàng tại các cửa hàng ở TP. Pleiku.
Theo em Thảo, để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thì các mặt hàng phải có tính độc đáo. Việc cắt, may đều làm thủ công, từng đường kim, mũi chỉ đều rất cẩn thận, đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Không những thế, em còn khéo léo trang trí thêm hạt cườm hay những dải màu nhiều màu sắc.
Thảo chia sẻ, một trong những điểm nổi bật của thổ cẩm là rất bền, họa tiết có thể dệt theo yêu cầu của khách nên không bị đụng hàng. Sản phẩm làm thủ công nên rất chắc chắn, những mẫu do Thảo tự thiết kế cũng chỉ đưa ra thị trường với số lượng hạn chế. Cùng với sự đầu tư thời gian, tâm sức trau chuốt cho từng sản phẩm, em cũng thường cập nhật xu hướng mới và thị hiếu khách hàng để thiết kế sản phẩm phù hợp. 
Các sản phẩm handmade từ vải thổ cẩm do em Trần Thị Thảo tự tay làm. Ảnh: Thủy Bình
Các sản phẩm handmade từ thổ cẩm do em Trần Thị Thảo tự tay làm. Ảnh: Thủy Bình
Tỉ mỉ là thế nhưng mỗi sản phẩm của Thảo đều có giá bán cạnh tranh, tùy kích cỡ và yêu cầu mà có giá từ 40 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng. Ban đầu, khách hàng của Thảo chỉ là bạn bè và người thân; sau bạn bè thấy thích nên giới thiệu giúp, vì thế, đối tượng khách hàng nhân rộng ra. Bên cạnh đó, Thảo tìm đầu ra cho sản phẩm ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm, shop thời trang và còn tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của mình bằng việc lập trang Facebook “Handmade văn hóa thổ cẩm Jrai”.
Em Nguyễn Thị Thanh Thảo-học sinh Trường THPT Phạm Văn Đồng-chia sẻ: “Những sản phẩm bạn Thảo làm đều rất xinh xắn. Chất liệu bằng vải thổ cẩm có họa tiết đẹp, lại bền, giá cũng phải chăng nên em thường mua để làm quà lưu niệm cho bạn bè”.
Để tìm kiếm thêm cơ hội cho mình, Thảo đăng ký tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ IV năm 2020” do Tỉnh Đoàn tổ chức với dự án “Handmade văn hóa thổ cẩm Jrai”. Đây là dự án duy nhất của lứa tuổi học sinh vào vòng chung kết. Cuộc thi đã mang đến cho Thảo nhiều cơ hội khi không chỉ nhận được sự góp ý tận tình của Ban giám khảo mà sản phẩm còn được nhiều khách hàng biết đến.
Là người đồng hành cùng học trò trong dự án khởi nghiệp, cô Trần Thị Phương Anh-giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng-cho biết: “Các thầy-cô giáo trong trường luôn khuyến khích học sinh khởi nghiệp và hết lòng hỗ trợ các em. “Handmade văn hóa thổ cẩm Jrai” là dự án có ý nghĩa, không những thỏa mãn niềm đam mê, sáng tạo của học sinh mà còn có nguồn thu nhập, quảng bá nét đẹp vải thổ cẩm của cộng đồng dân tộc Jrai”.
Chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp từ tháng 5-2020 nhưng Thảo đã tìm được cho mình một lượng khách hàng thân thiết. Trung bình mỗi tháng, Thảo bán được 100-200 sản phẩm, doanh thu 3,5-5 triệu đồng/tháng. Vì tranh thủ làm vào những lúc rảnh rỗi nên sản phẩm chưa nhiều. Tuy nhiên, cô gái 17 tuổi thấy tự hào vì đã tự kiếm được tiền để trang trải sinh hoạt cá nhân mà không phải nhờ đến bố mẹ.
Yêu thích kinh doanh nhưng không vì thế mà Thảo lơ là việc học. Năm học 2019-2020, Thảo đạt danh hiệu học sinh khá với điểm trung bình 8,0.
“Em cố gắng sắp xếp thời gian học tập và kinh doanh hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học. Kinh doanh là niềm vui, là thử thách giúp em tự tin hơn. Dự án khởi nghiệp “Handmade văn hóa thổ cẩm Jrai” vẫn còn khó khăn vì đầu ra chưa ổn định, năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế. Ước mơ của em là thi đậu ngành Thiết kế thời trang để sau này phát triển dự án khởi nghiệp, giới thiệu bản sắc văn hóa của địa phương đến với khách hàng gần xa”-Thảo chia sẻ.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.