Nông dân Đắk Nông thấp thỏm bước vào vụ hoa tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang xuống giống các loại hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên nhiều nhà nông đã giảm mạnh số lượng, diện tích so với trước, nhưng vẫn có tâm lý thấp thỏm, lo lắng về đầu ra.

Một hộ dân trồng hoa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Một hộ dân trồng hoa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Rón rén xuống giống
Các năm trước, anh Ngô Quang Trung, ở xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức gieo khoảng 2,2 tấn củ giống hoa lay ơn trên diện tích hơn 2ha. Tuy nhiên, năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chỉ xuống giống gần 50kg củ giống với gần nửa sào. 
"Mọi năm đến giờ này, người kinh doanh hoa ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đặt hàng gia đình tôi trồng hoa lay ơn rất nhiều. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tôi không nhận được cuộc điện thoại đặt cọc nào, do đó, chỉ trồng một ít để buôn bán quanh vùng" - anh Trung cho biết.
Những ngày này, gia đình anh Trần Chế Khắc Quyền, ở phường Nghĩa Phú (thành phố Gia Nghĩa), đang tích cực chuẩn bị các khâu làm đất, bón phân để xuống giống vụ hoa tết Nguyên đán năm 2022.
Năm nay, trong nhà lưới rộng hơn 1.000m2, anh Quyền trồng hoa cúc đại đóa. Còn khoảng hơn 300m2 đất ngoài nhà lưới, anh trồng hoa lay ơn. Theo anh Quyền, năm nay gia đình đã giảm khoảng một nửa diện tích trồng hoa tết so với năm trước.
Đơn cử như hoa cúc, năm trước anh Quyền trồng hơn 80.000 cây, năm nay chỉ trồng 40.000 cây. Số lượng hoa lay ơn của anh cũng giảm đã mạnh. "Do dịch bệnh chưa được kiểm soát triệt để, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đầu ra của hoa dịp tết. Mặc dù gia đình đã quyết định cắt giảm số lượng lớn, nhưng tôi vẫn lo sợ không tiêu thụ hết hoa tết và bị thua lỗ" - anh Quyền chia sẻ.
Tương tự, ông Trần Văn Quân, ở phường Nghĩa Phú, thành phố Gia Nghĩa đang xuống giống các loại hoa Tết, nhưng, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết khó lường nên ông quyết định cắt giảm nhiều diện tích trồng, chỉ còn 20.000 cây hoa cúc. Ngoài ra, giá vật tư, công chăm sóc hoa cũng tăng cao nên đầu ra cũng tăng cao. Trong khi đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên sức mua sẽ giảm, nếu không cân đối thì rất dễ thua lỗ. 
Sẽ giảm sản lượng trên toàn tỉnh
Ông Nguyễn Quang Sơn, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Phú cho biết, nhiều năm qua, hàng chục hộ dân trên địa bàn phường thường xuyên duy trì việc trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay, việc nhập giống khó khăn, trong khi đầu ra không được bảo đảm bằng mọi năm nên rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn phường không còn mặn mà và đã cắt giảm số lượng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh chưa có vùng trồng hoa tập trung mà rải rác tại các địa bàn như Đắk Mil, Đắk R'lấp, Gia Nghĩa, Tuy Đức... với quy mô nhỏ lẻ, phục vụ thị trường tiêu thụ trong tỉnh.
Qua các mô hình trồng hoa cho thấy, các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoại tình. Nghề trồng hoa đang đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 khiến cho vụ hoa Tết Nguyên đán năm 2022 dự báo sẽ không được khởi sắc như trước đây.
PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.