NÓI THẲNG: Tổng cục Du lịch "làm" luật riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dư luận đang dậy sóng khi ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành quy định: Du khách không được chia sẻ, đưa tin trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về dịch Covid-19 tại cơ sở dịch vụ du lịch...

Đại dịch Covid-19 càn quét hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm đảo lộn trật tự thế giới, gây tử vong hơn 227.894 người (tính đến ngày 30-4-2020) và mấy tỉ người điêu đứng. Du lịch là ngành tổn thương đầu tiên, nặng nề nhất và phục hồi chậm nhất.

Giữa đại dịch, Việt Nam nổi lên thành điểm sáng, là quốc gia chủ động phòng chống dịch hiệu quả. Đó là nhờ sự kiên quyết của Chính phủ, sự đồng lòng của người dân và năng lực của ngành y tế. Covid-19 càng làm bật lên những phẩm chất hào hiệp, nghĩa tình của người Việt trong việc tương trợ đồng bào, hợp lực với Chính phủ, chăm sóc du khách và hỗ trợ các nước.

Kết quả bước đầu rất khả quan, Việt Nam chỉ 270 ca nhiễm, chưa có tử vong; đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, phục hồi hoạt động, trong đó có ngành du lịch.

Điều đáng nói, các doanh nghiệp đã khốn khổ vì Covid-19, giờ lại thêm váng đầu vì những quy định của các ngành khi bắt đầu hoạt động trở lại. Quy định nào cũng chi li, có khi chỏi nhau và thiếu tính khả thi.

Nội chuyện phải học và nhớ từng chi tiết để thực hiện cho đúng, tránh bị phạt hoặc rút giấy phép là đã nhức đầu. Chẳng còn đầu óc đâu mà sáng tạo. Có doanh nghiệp ngao ngán "Chưa hết sợ Cô Vi, nay sợ thêm Cô Quy", tức là những quy định máy móc, hành doanh nghiệp.

Bằng chứng là đây: Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh vừa ban hành Quyết định số 473/QĐ - TCDL về việc "Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch". Đọc xong là hoa mắt vì chi tiết đến máy móc. Các cơ sở không phải là robot. Cái doanh nghiệp đang cần là quyền chủ động vận dụng theo điều kiện nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch.

Phần cuối của Quyết định này quy định "Khách du lịch không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch". Đọc xong là toát mồ hôi. Chẳng lẽ Tổng cục Du lịch có thể ra "luật" riêng, trái với quyền tự do thông tin và được thông tin đã mặc định trong Hiến Pháp Việt Nam 2013 và Luật Tiếp cận Thông tin (hiệu lực từ 01-7-2018).

Mỗi công dân được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về mọi vấn đề xã hội, trừ bí mật quốc gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây tổn hại cho người khác hoặc thông tin không chính xác.

Quyết định 473 còn tạo điều kiện cho những người xấu miệng suy diễn là Việt Nam lâu nay bưng bít thông tin dịch bệnh. Ngay cả khi hết giãn cách xã hội, mọi hoạt động đang từng bước phục hồi mà vẫn cấm "Du khách không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch" thì hết biết.

Không nên cấm và cũng không thể cấm. Chẳng những không cấm mà còn khuyến khích du khách công khai chia sẻ thông tin dịch bệnh trên tour và sau tour một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; giúp Chính phủ chủ động phòng chống hiệu quả hơn. Những thông tin giả, sai lệch, xuyên tạc, không chỉ cấm mà còn bị xử phạt theo pháp luật.

Tổng cục Du lịch không thể và không có quyền ra luật riêng!

DƯƠNG MINH BÌNH (Chủ tịch CBT Travel)
Dẫn nguồn NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Những cuộc gọi "rác" không chỉ gây phiền toái mà còn ẩn chứa cả các rủi ro lừa đảo mà trong thực tế thì không ít nạn nhân đã mất nhiều tiền, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng "dội bom" các cuộc gọi "rác" cần sớm giải quyết triệt để.
Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.