Những ý kiến tâm huyết từ buôn làng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-  Già làng Kten (dân tộc K'Ho, thôn Klong, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng):
Ảnh: Thủy Bình
Ảnh: Thủy Bình
Trước đây, người dân trong thôn chưa chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp, đói nghèo luôn đeo bám. Vì vậy, tôi đã vận động bà con tích cực tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do các cấp tổ chức; học hỏi kinh nghiệm sản xuất rau và hoa công nghệ cao của người Kinh để áp dụng vào sản xuất của gia đình nhằm ổn định kinh tế.
Đồng thời, tôi vận động bà con nhận khoán trồng mới và quản lý 100 ha rừng, góp phần tăng thu nhập và bảo vệ rừng. Kinh tế ổn định, bà con phấn khởi tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là phát triển làng nghề dệt thổ cẩm Klong nổi tiếng.
* Già làng Đinh Thị Duenh (dân tộc Bahnar, làng Hle Ktu, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai):
Ảnh: Thủy Bình
Ảnh: Thủy Bình
Tôi thường đến từng nhà tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con để đề xuất, kiến nghị lên cấp trên hỗ trợ, giải quyết. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân là việc làm thường xuyên, liên tục nên già làng phải có uy tín, gương mẫu thì bà con mới noi theo.
Tôi động viên bà con chăm lo phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Nếu như trước đây, bà con chỉ biết trồng lúa rẫy, hiệu quả kinh tế rất thấp thì nay đã chủ động trồng lúa nước, bắp, mì, mía, ớt… và nuôi bò lai, dê lai. Nhờ đó, đời sống của dân làng không ngừng được nâng cao. Từ năm 2008 đến nay, làng Hle Ktu liên tục được công nhận là làng văn hóa.
* Già làng A Chôch (dân tộc Bahnar, làng Kon Rơ II, phường Lê Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum):
Ảnh: Thủy Bình
Ảnh: Thủy Bình
Tôi đảm nhận vai trò già làng đã được 10 năm và luôn được bà con tín nhiệm. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, vào sáng thứ hai hàng tuần, tôi vận động bà con tập trung chào cờ, tưởng niệm Bác Hồ; đồng thời thông báo, trao đổi một số công việc để bà con nắm bắt kịp thời, nhất là những chủ trương, chính sách mới của Đảng, thông báo của chính quyền địa phương; giải đáp những khó khăn, vướng mắc mà bà con chưa biết, chưa hiểu.
Bên cạnh đó, tôi quan tâm tuyên truyền, vận động bà con tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, không chứa chấp người lạ mặt, nếu có người ở lại qua đêm trong nhà thì phải đăng ký tạm trú, người lạ mặt khả nghi thì kịp thời báo với công an hoặc trưởng thôn, đề phòng kẻ xấu kích động gây mất an ninh trật tự trong làng.
* Già làng Y Bang (dân tộc M'Nông, bon Đak Sak, xã Đak Sak, huyện Đak Mil, tỉnh Đak Nông):
Ảnh: Thủy Bình
Ảnh: Thủy Bình

Tôi thường nói với bà con rằng: “Sức mạnh của bon chính là sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn”. Với trách nhiệm của một già làng, tôi thường theo dõi tình hình trên các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo đến bà con kịp thời; đi từng nhà vận động bà con giữ gìn an ninh trật tự, nghe và làm theo lời cán bộ, già làng. Tôi cũng cùng Ban tự quản bon xây dựng quy ước, hương ước và tích cực vận động người dân thực hiện tốt những quy định đã cam kết. 

Bên cạnh đó, tôi vận động bà con trong bon đóng góp trên 70 triệu đồng, hơn 500 ngày công, hơn 1.000 m2 đất cùng Nhà nước làm đoạn đường nhựa từ bon ra quốc lộ 20; vận động nhân dân tự giác xử lý, chôn lấp rác thải, bảo vệ môi trường. Hàng năm, nhân dân trong bon đóng góp hơn 10 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ phòng-chống lụt bão của xã, huyện.
* Già làng Y Bhem Knul (dân tộc Ê Đê, buôn Jat, xã Ea Hiu, huyện Krông Pak, tỉnh Đak Lak):
Ảnh: Thủy Bình
Ảnh: Thủy Bình
Đội ngũ già làng là cầu nối chuyển tải tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số đến với các cấp ủy Đảng, chính quyền. Chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín để có những chỉ đạo đúng hướng, phù hợp; tăng cường biểu dương để động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ này. 
Bên cạnh đó, để tạo niềm tin cho bà con dân làng, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng triển khai các mô hình phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số.
 THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.