Những xã, phường nào ở Đắk Lắk được sắp xếp, sáp nhập?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó TP Buôn Ma Thuột có 4 phường được sáp nhập thành 2.

Ngày 9-10, tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025.

Sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Đắk Lắk giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã
Sau khi sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Đắk Lắk giảm 4 đơn vị hành chính cấp xã

Theo đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Buôn Ma Thuột gồm: Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,87 km2, quy mô dân số là 7.720 người của phường Thắng Lợi vào phường Thành Công. Sau khi nhập, phường Thành Công có diện tích tự nhiên là 2 km2 và quy mô dân số là 26.086 người.

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 0,34 km2, quy mô dân số là 7.947 người của phường Thống Nhất vào phường Tân Tiến. Sau khi nhập, phường Tân Tiến có diện tích tự nhiên là 2,85 km2 và quy mô dân số là 28.491 người.

Tại thị xã Buôn Hồ, điều chỉnh diện tích tự nhiên là 19,70 km2, quy mô dân số là 495 người của xã Ea Blang để nhập vào xã Ea Siên. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,73 km2, quy mô dân số là 2.911 người của xã Ea Blang sau khi điều chỉnh vào xã Ea Drông.

Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số phường Thống Nhất nhập vào phường Tân Tiến
Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số phường Thống Nhất nhập vào phường Tân Tiến

Đối với huyện Krông Bông, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 16,49 km2, quy mô dân số là 2.947 người của xã Hòa Tân vào xã Hòa Thành.

Tại huyện Ea Súp, điều chỉnh diện tích tự nhiên là 3,96 km2, quy mô dân số là 80 người của xã Ia Rvê để nhập vào xã Ia Lốp.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, 180 đơn vị hành chính cấp xã.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện nghị quyết. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2024.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null