Những trận gió xoáy kỳ lạ trên bề mặt sao Kim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới phát hiện sức nóng bề mặt khắc nghiệt của sao Kim thúc đẩy những cơn gió xoáy trong bầu khí quyển trên cao.
Theo Space.com, bề mặt của sao Kim đủ nóng để nấu chảy chì với nhiệt độ trung bình 467 độ C. Bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide của hành tinh chính là thứ duy trì mức nhiệt khắc nghiệt này. Bầu khí quyển này cũng có các đám mây acid sulfuric và một cơn bão gió xoáy vĩnh viễn. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiết lộ những hiểu biết mới về sức nóng và gió kỳ lạ của hành tinh này. 
Tác giả chính của nghiên cứu Pedro Machado từ Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) cho hay, lên càng cao thì các cơn gió càng tăng tốc và chúng tôi vẫn chưa biết lý do tại sao. Nghiên cứu mới đã giúp chúng tôi hiểu phần nào.
Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu tốc độ gió của sao Kim ở hai độ cao khác nhau, cách nhau khoảng 20km trong bầu khí quyển của hành tinh. Họ quan sát các đám mây trong khoảng thời gian một giờ và sử dụng các phương pháp gián tiếp để tính toán tốc độ gió đẩy các đám mây. 
Họ phát hiện gió ở độ cao lớn hơn trên đỉnh các đám mây có tốc độ khổng lồ 150km/h - nhanh hơn so với gió ở độ cao thấp hơn. Phát hiện này ủng hộ ý tưởng được đề xuất trước đây, cho rằng năng lượng từ nhiệt ở các tầng thấp của khí quyển sao Kim truyền lên trên, đẩy nhanh sự tuần hoàn của bầu khí quyển. Về cơ bản, những phát hiện mới ủng hộ ý tưởng cho rằng nhiệt bề mặt là nguồn gốc của những cơn gió lạ trong khí quyển sao Kim.
Nghiên cứu này giúp thúc đẩy các quá trình nghiên cứu về sao Kim và bầu khí quyển của nó. Nhóm nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu sao Kim sẽ được tiếp tục khi có nhiều tàu thăm dò và sứ mệnh hơn "hướng mắt" về hành tinh.
Theo NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null