Nhóm nữ sinh THCS ở Đắk Lắk hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn sau buổi học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau buổi học, một nhóm học sinh lớp 7, 8 ở huyện Krông Pắk đã tụ tập đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Chiều 13.4, lãnh đạo trường THCS Hòa Đông (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) - xác nhận, một nhóm nữ sinh của trường đã tổ chức đánh nhau sau buổi học trưa ngày hôm nay. Nhóm học sinh đánh nhau thuộc khối lớp 7 và lớp 8 của nhà trường.

Các em đã đánh nhau sau buổi học ở trường và hẹn nhau đến địa bàn thôn Hòa Thắng (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) để giải quyết mâu thuẫn.

Sau khi nắm thông tin, nhà trường đang tổ chức buổi họp lãnh đạo với giáo viên chủ nhiệm, lực lượng công an xã ngay chiều nay để làm rõ vụ đánh nhau của học sinh.

Theo lãnh đạo trường THCS Hoà Đông: Về nguyên nhân dẫn đến vụ việc, sau buổi họp giáo viên chủ nhiệm sẽ đến tận nhà các em để tìm hiểu rõ lý do. Nhà trường cũng đang tổng hợp các thông tin để làm báo cáo gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo về vụ việc này.

Quan điểm của nhà trường sẽ xử lý nghiêm, theo đúng điều lệ quy định và phối hợp cùng gia đình, công an nhằm giáo dục, nhắc nhở các em. Tuy nhiên, do các em hiện đang trong độ tuổi tâm lý có nhiều biến đổi nên sẽ xử lý theo hướng giáo dục là phần lớn.



https://laodong.vn/xa-hoi/nhom-nu-sinh-thcs-o-dak-lak-hen-nhau-giai-quyet-mau-thuan-sau-buoi-hoc-1033641.ldo

Theo BẢO TRUNG  (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.