Nhiều KCN, CCN ở Kon Tum lãng phí nguồn lực đất đai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn đọc phản ánh đến đường dây nóng Báo SGGP về việc nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) tại Kon Tum dù được đầu tư hạ tầng, công nghệ nhưng không được sử dụng, gây lãng phí.
Cụm công nghiệp Đắk La

Cụm công nghiệp Đắk La

Theo ghi nhận của phóng viên Báo SGGP, CCN Đắk La (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) thành lập từ hơn 10 năm trước, diện tích quy hoạch 50ha. Đến nay, CCN mới có 7 doanh nghiệp thuê đất với diện tích lấp đầy khoảng 37,7%, bên trong CCN vắng vẻ, đìu hiu.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đắk Hà (đơn vị được UBND huyện Đắk Hà giao theo dõi, quản lý CCN), cho biết, từ lúc tiếp nhận đến nay, ban không có nguồn thu nào từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại CCN, trong khi lại phải “gánh” thêm chi phí vận hành công trình xử lý nước thải tập trung CCN Đắk La.

Đại diện Ban quản lý giải thích, công trình xử lý nước thải đầu tư năm 2021, vốn đầu tư 20,4 tỷ đồng, quy mô 500m3/ngày đêm. Chỉ có 1/7 doanh nghiệp sử dụng công trình xử lý nước thải nhưng lượng nước thải quá ít, không đủ tính tiền, nên không thu được tiền xử lý nước thải. Hiện mỗi tháng, nếu hệ thống xử lý nước thải hoạt động, ban phải mất từ 17-22 triệu đồng chi phí vận hành.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum đã đề nghị UBND tỉnh đánh giá lại hiệu quả đầu tư, làm rõ trách nhiệm đơn vị liên quan hệ thống xử lý nước thải CCN Đắk La.

Tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), CCN nơi đây dù đã được đầu tư hạ tầng nhưng giờ phải chuyển sang làm nơi khác.

Theo báo cáo của đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum, CCN Kon Plông đã được đầu tư đường, hệ thống điện, nước, rà phá bom mìn với tổng phí hơn 4,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, CCN này chưa hoạt động, làm lãng phí ngân sách.

Ông Lê Đức Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết, vị trí CCN nói trên thuộc quy hoạch cũ. Huyện đang điều chỉnh quy hoạch, trong đó, sẽ không làm CCN tại vị trí nói trên mà đưa CCN này ra xây dựng ở vị trí khác, ở xã Măng Cành và xã Hiếu.

Cũngtheo báo cáo kết quả giám sát của đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum, KCN Đắk Tô (huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) có khoảng 100ha đất chưa thu hút đầu tư, gây lãng phí về nguồn lực đất đai…

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null