Nhiều hộ dân thấp thỏm sống dưới đồi thông có vết nứt dài 80m

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu vực đồi thông rộng 35ha ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng xuất hiện vết nứt dài gần 80m, sâu khoảng 2m, miệng vết nứt mở rộng 1-3m. Nhiều hộ dân đang sinh sống bên dưới khu vực này nơm nớp lo sợ sạt lở.

Theo UBND xã Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng ), nhiều năm nay, do sạt lở, khu vực phía sau 20 hộ dân ở thôn Quảng Hiệp có một vết nứt kéo dài. Hiện địa phương vẫn đang giám sát, theo dõi sát vết nứt này.
Theo UBND xã Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), nhiều năm nay, do sạt lở, khu vực phía sau 20 hộ dân ở thôn Quảng Hiệp có một vết nứt kéo dài. Hiện địa phương vẫn đang giám sát, theo dõi sát vết nứt này.
Ngày 10/10, ông Phan Quang Thạnh - Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho hay, vết nứt ở đồi thông tại thôn Quảng Hiệp dài khoảng 80m, uy hiếp an toàn của hàng chục hộ dân bên dưới quả đồi.
Ngày 10/10, ông Phan Quang Thạnh - Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho hay, vết nứt ở đồi thông tại thôn Quảng Hiệp dài khoảng 80m, uy hiếp an toàn của hàng chục hộ dân bên dưới quả đồi.
“Chính quyền địa phương đã vận động người dân di dời nhưng người dân không có chỗ ở nên không rời đi. Mỗi khi mưa lớn, xã phải đến tận nhà vận động các hộ tạm dời đi”, ông Thạnh cho biết.
“Chính quyền địa phương đã vận động người dân di dời nhưng người dân không có chỗ ở nên không rời đi. Mỗi khi mưa lớn, xã phải đến tận nhà vận động các hộ tạm dời đi”, ông Thạnh cho biết.
Ghi nhận tại đồi thông phía sau thôn Quảng Hiệp, vết nứt sau đồi kéo dài khoảng gần 100m, sâu khoảng 2m và miệng vết nứt mở rộng từ 1-3m.
Ghi nhận tại đồi thông phía sau thôn Quảng Hiệp, vết nứt sau đồi kéo dài khoảng gần 100m, sâu khoảng 2m và miệng vết nứt mở rộng từ 1-3m.
Theo người dân địa phương, vết nứt trên đã xuất hiện từ năm 2019 với chiều dài chỉ khoảng 20m.
Theo người dân địa phương, vết nứt trên đã xuất hiện từ năm 2019 với chiều dài chỉ khoảng 20m.
Anh Vũ Xuân Trường (42 tuổi) - hộ dân sống ở thôn Quảng Hiệp cho biết, đồi thông sau nhà do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, vết nứt cách nhà dân từ 30-100m đường chim bay. Mưa kéo dài, các hộ dân rất lo lắng, thấp thỏm nhưng không biết đi đâu.
Anh Vũ Xuân Trường (42 tuổi) - hộ dân sống ở thôn Quảng Hiệp cho biết, đồi thông sau nhà do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, vết nứt cách nhà dân từ 30-100m đường chim bay. Mưa kéo dài, các hộ dân rất lo lắng, thấp thỏm nhưng không biết đi đâu.
Nhiều vị trí chân đồi đã sạt lở, hình thành taluy dựng đứng cao hàng chục mét.
Nhiều vị trí chân đồi đã sạt lở, hình thành taluy dựng đứng cao hàng chục mét.
Vết nứt kéo dài trên quả đồi rộng khoảng 30ha, khu vực này do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.
Vết nứt kéo dài trên quả đồi rộng khoảng 30ha, khu vực này do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.

Hiện trường vết nứt phía sau thôn Quảng Hiệp

Theo Thái Lâm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null