Nhân lên tình yêu Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Quê hương là gì hở mẹ?/Mà cô giáo dạy phải yêu/Quê hương là gì hở mẹ?/Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”. Tình yêu quê hương đất nước bắt đầu như thế, từ những xúc cảm đơn sơ mà thiêng liêng. Tình yêu ấy đang được nhân lên mỗi ngày thông qua những hoạt động, phong trào ý nghĩa.  
Từ chương trình “Cờ Tổ quốc biên cương”, mới đây, Báo Người lao động vừa trao tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho đồng bào và chiến sĩ của tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, đơn vị còn trao tặng 20 suất học bổng trị giá 40 triệu đồng trong chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số” cho các em học sinh dân tộc thiểu số.
Gia Lai có chung đường biên giới dài khoảng 90 km với tỉnh Ratanakiri của nước bạn Campuchia. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung luôn phát huy vai trò nòng cốt, ngày đêm ra sức bảo vệ an ninh biên giới và xung kích trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Xuất phát từ lòng yêu nước và trách nhiệm của người làm báo, Ban Biên tập Báo Người lao động quyết định trao tặng món quà ý nghĩa trên. Tính từ năm 2019 đến nay, Báo Người lao động đã trao tặng 793.220 lá cờ Tổ quốc trong tổng số 1 triệu lá cờ cho đồng bào các tỉnh, thành trong cả nước thông qua các chương trình: “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, “Cờ Tổ quốc biên cương” và “Đường cờ Tổ quốc”. Được UBND tỉnh ủy quyền tiếp nhận 10.000 lá cờ, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhận định: Đây là món quà tinh thần quý báu, qua đó tiếp thêm niềm tự hào về đất nước để cán bộ, người dân khu vực biên giới của tỉnh thêm hăng hái lao động sản xuất, quyết tâm bảo vệ an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Đại diện Báo Người lao động trao bảng tượng trưng tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu
Đại diện Báo Người lao động trao bảng tượng trưng tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu
Một hoạt động khác cũng thiết thực nhân lên tình yêu đất nước là cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” năm 2022. Ngay từ lần đầu tổ chức vào năm 2020, cuộc thi đã thu hút khoảng 7.000 tác phẩm của 745 tác giả đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Những con số này đã khẳng định sự quan tâm sâu sắc của đông đảo người dân, đặc biệt là các nghệ sĩ nhiếp ảnh đối với chủ quyền biên giới quốc gia. Cuộc thi là nơi để các tay máy chuyên và không chuyên thể hiện sức sáng tạo cũng như tình yêu Tổ quốc. Tại Gia Lai, với bộ ảnh 8 tấm có chủ đề “Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) sống cùng Nhân dân”, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa đã được trao huy chương đồng. Tác giả Hoàng Quốc Vĩnh cũng đạt giải khuyến khích với tác phẩm “Tiếng loa Biên phòng”. 
Từ thành công trên, cuối tháng 3-2022, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị liên quan phát động cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia lần thứ hai “Tự hào một dải biên cương” năm 2022; đồng thời, khai mạc triển lãm thực tế ảo cùng chủ đề. Sử dụng công nghệ 3D, tạo thuận lợi trong tiếp cận với đa nền tảng, đa ngôn ngữ, triển lãm đã đem đến cho người xem những trải nghiệm chân thực, sống động, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 
Để đẩy mạnh tuyên truyền cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương”, UBND tỉnh vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến cuộc thi đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân; đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền nhằm tạo sự lan tỏa tích cực để cuộc thi đạt kết quả cao.
Là công dân Việt, ai mà không thấy lòng trỗi lên niềm tự hào khi ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió? Ai mà không chứa chan xúc cảm khi ngắm nhìn những bức ảnh lưu lại dáng hình đất nước, nhất là ở nơi biên cương, địa đầu? Kế thừa truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha, ngày nay, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia vẫn luôn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Để khơi dậy ý thức ấy, tình yêu Tổ quốc cần được định hình, “tiếp lửa”, lan tỏa thông qua những hoạt động, phong trào gần gũi nhưng có tính hiệu triệu mạnh mẽ. Dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù lớn hay nhỏ thì mỗi sự đóng góp đều sẽ thiết thực củng cố vị thế, sự vững bền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.  
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.