Năm 1962, tại diễn đàn Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian nói về mối “duyên nợ với báo chí“ của Người. Duyên nợ ấy, với Người là hành trình trọn vẹn 50 năm, với khoảng 2.000 bài báo và 174 bút danh khác nhau, từ bài báo đầu tiên (Yêu sách của nhân dân An Nam, báo L'Humanité, ra ngày 18-6-1919, bút danh Nguyễn Ái Quốc) khi Người 29 tuổi, đến bài báo cuối cùng (Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Báo Nhân Dân số 5526, ra ngày 1-6-1969, bút danh T.L.) trước lúc Người ra đi ít lâu.
Nhà Xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách Truyện về Hồ Chí Minh. Ấn phẩm do Nguyễn Hải Hoành và Dương Trung Dũng dịch từ một ấn phẩm tiếng Trung, PGS-TS Lê Văn Toan hiệu đính.
(GLO)- Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của dân tộc và của Đảng ta. Tư tưởng và hành động cách mạng của Người trở thành hệ giá trị nền tảng định hướng, dẫn dắt tiến trình cách mạng nói chung, nền báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng.
(GLO)- Viết báo, làm báo được xem là một loại hình lao động đặc thù: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để chuyển tải thông tin nhanh nhạy, khách quan, chính xác đến mọi tầng lớp xã hội. Làm báo, viết báo ngoài ý nghĩa là một nghề thì còn mang ý nghĩa nào khác? Và, trong ý nghĩa đó, người viết báo, làm báo cần làm gì và làm thế nào để khẳng định mình với tư cách nhà báo chân chính? Tìm hiểu quá trình học viết báo, làm báo của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh có thể gợi mở cho chúng ta nhiều điều.