Người thương binh vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ, thương binh Tôn Long Hùng (thôn 4, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn lẫn nỗi đau thể xác để vươn lên làm giàu.

 Với sự đồng cam, cộng khổ, vợ chồng ông Hùng đã vượt khó vươn lên làm giàu. Ảnh: N.H
Với sự đồng cam, cộng khổ, vợ chồng ông Hùng đã vượt khó vươn lên làm giàu. Ảnh: N.H
Ông Trần Đức Hạnh-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Tô: “Ông Hùng là một cựu chiến binh gương mẫu ở xã Ia Tô nói riêng, huyện Ia Grai nói chung. Dù sức khỏe không được đảm bảo nhưng ông Hùng vẫn luôn nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để đưa kinh tế gia đình ngày càng phát triển và có nhiều việc làm thiết thực nhằm giúp anh em, bạn bè và người dân cùng tiến bộ. Không những vậy, ông còn đi đầu trong việc tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở, trở thành tấm gương sáng cho các cựu chiến binh và người dân noi theo”

Năm 1972, khi tuổi vừa tròn đôi mươi, Tôn Long Hùng (quê ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) lên đường nhập ngũ và được điều về Tiểu đoàn Đặc công 472 của Tỉnh đội Quảng Ngãi. Ông cùng đồng đội tham gia nhiều trận chiến đấu ác liệt trên chiến trường Quảng Ngãi. Khó khăn, hiểm nguy luôn rình rập nhưng chưa khi nào ông lùi bước cho đến lúc bị thương nặng. “Tháng 9-1973, trong lúc tham gia đánh Đồn 47 của quân ngụy đóng tại xã Tịnh Sơn, tôi không may bị trúng đạn địch. Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm tại Trạm xá B1 của Tỉnh đội Quảng Ngãi với thương tích nặng ở đầu và đầu gối. Do bị thương tật đến 47%, 2 tháng sau, tôi được điều về đơn vị tham gia sản xuất để cung cấp lương thực phục vụ chiến đấu”-ông Hùng nhớ lại.

Năm 1987, sau khi xuất ngũ, ông Hùng trở về sinh sống cùng vợ con tại quê nhà. Vợ chồng ông vừa làm thuê, vừa tích cực khai hoang ruộng đất để sản xuất nhưng cuộc sống của gia đình mỗi ngày thêm khó khăn khi 3 đứa con lần lượt ra đời. Không cam chịu đói nghèo, năm 1989, ông để lại vợ con rồi lên Gia Lai làm thuê. Nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, 3 năm sau, ông đón vợ con lên Gia Lai lập nghiệp với mong muốn có một cuộc sống đủ đầy hơn. Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn ban đầu, ông Hùng xúc động: “Hồi đó, nơi đây còn hoang vu lắm. Đã vậy, sốt rét rừng liên tục hoành hoành, vết thương thường xuyên đau nhức khi trở trời khiến sức khỏe càng yếu đi. Thế nhưng, sau bao năm cần mẫn, vợ chồng tôi cũng khai hoang được 6 ha đất để sản xuất. Từ đó, cuộc sống của gia đình ổn định hơn nhờ thu nhập từ cây trồng ngắn ngày, như: đậu, bắp, mì”.

Năm 1994, khi dành dụm được một số tiền, ông Hùng mạnh dạn đầu tư trồng 5 sào cà phê. Sau khi cà phê cho thu hoạch, ông tiếp tục chuyển đổi toàn bộ diện tích cây trồng ngắn ngày sang trồng cà phê. Thời điểm được giá, 6 ha cà phê của gia đình ông cho thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng. Nhờ đó, ông xây dựng được nhà cửa khang trang, sắm được ô tô và nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Đến nay, các con của ông đều đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Ngoài ra, ông còn chia sẻ đất sản xuất cho các con cùng canh tác. Riêng vợ chồng ông chỉ giữ lại 1,8 ha đất trồng cà phê, cây ăn quả, đào ao thả cá, nuôi gà và trồng xen canh một số cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Mới đây, ông chuyển đổi một phần diện tích cà phê sang trồng 300 trụ hồ tiêu.

Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Hùng còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương. Năm 2001, ông được bầu làm Trưởng thôn 4 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai). Đến năm 2011, do sức khỏe giảm sút vì căn bệnh ung thư phổi, ông xin nghỉ làm trưởng thôn. Đến nay, khi sức khỏe đã được cải thiện đáng kể, ông lại tiếp tục tham gia làm Tổ trưởng Tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi” xã Ia Tô. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn làm tốt nhiệm vụ và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

 Nhật Hào

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null