Người Jrai làm giàu ở vùng đất khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh ra và lớn lên tại làng Ama Rin 1 (xã Ia Ma Rơn) nhưng ông Rô Khen lại bén duyên với vùng đất Pờ Tó (huyện Ia Pa). Tại đây, ông Khen đã phát huy tính cần cù, chịu khó và trở thành người giàu có.

 Ông Rô Khen nhận phần thưởng của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai. Ảnh: H.Y
Ông Rô Khen nhận phần thưởng của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai. Ảnh: H.Y

Trước khi làm nông dân, ông Khen từng có gần chục năm gắn bó với nghề giáo. Cũng nhờ được Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện phân công về dạy tại xã Pờ Tó, ông mới bén duyên rồi xác định lập nghiệp trên vùng đất này. “Cuộc sống của giáo viên thời đó thực sự khó khăn, chật vật, nuôi sống bản thân còn khó huống chi là gia đình”-ông Khen chia sẻ.

Sau khi thôi công tác ở trường, ông Khen bắt tay vào việc khai hoang đất đai, mở rộng sản xuất. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, ban đầu, ông chỉ trồng các loại cây như bắp, đậu xanh, lúa rẫy. Sau nhiều năm nhận thấy không hiệu quả, ông Khen mạnh dạn vay vốn, học hỏi thêm kỹ thuật và quyết định chuyển toàn bộ đất sản xuất hiện có sang trồng mía. Kết quả thật bất ngờ. Với hơn 10 ha mía, gia đình ông đã thu hoạch hơn 80 tấn. Trừ chi phí đầu tư và thuê nhân công, gia đình ông thu lãi hơn 300 triệu đồng. Nhờ trồng mía đạt năng suất cao, ông Rô Khen nhiều lần được Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (nay là Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai) khen thưởng.

Bên cạnh thành công, ông Khen cũng nhiều lần đối diện với nguy cơ thất bại khi mía mất mùa triền miên do thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, nhờ nhạy bén với thực tiễn sản xuất, ông chuyển sang trồng mì cao sản-loại cây có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của vùng đất Pờ Tó. Sự nhạy bén ấy đã đem lại thành công khi hơn 17 ha mì của gia đình ông dự kiến năm nay cho thu hoạch 500 tấn. Không từ bỏ việc trồng mía, trong năm 2017, ông Khen dành 80 triệu đồng mua hệ thống tưới nước, 50 triệu đồng mua giống mía mới để tiếp tục đầu tư trồng 3,5 ha mía. “Năm nay, mình tiếp tục đầu tư trồng mía với quy trình, kỹ thuật chăm sóc tốt hơn, phấn đấu đạt 100 tấn/ha”-ông Khen tâm sự.

Cái tên Rô Khen được nhiều người trong vùng biết đến không chỉ bởi làm kinh tế giỏi mà còn ở tấm lòng biết quan tâm, chia sẻ với cộng đồng. Sở hữu nhiều đất đai, ông Khen đã tạo điều kiện cho anh Đinh Nhíp mượn 2,2 ha đất, gia đình chị Kpă HChơih mượn 1,2 ha để phát triển sản xuất. Đến nay, cả 2 gia đình này đều đã thoát nghèo và vươn lên khá giả. Cùng với hỗ trợ về đất canh tác, ông Khen còn tạo việc làm theo mùa vụ cho hơn 30 nhân công, chủ yếu là đồng bào Jrai, Bahnar tại địa bàn xã.

 

 H'Yuên

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null