Người chụp ảnh "trẻ em vùng sâu ăn cơm ve sầu" lên tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mục đích người đăng tải thông tin, hình ảnh trẻ ăn cơm với ve sầu là kêu gọi hỗ trợ trẻ em vùng sâu. Thế nhưng khi hình ảnh được chia sẻ lên mạng, chính người đăng cũng không lường trước phản ứng tiêu cực của một số người.  
Hình ảnh những em bé ăn cơm với ve sầu (ảnh chụp đầu tháng 6/2020). Ảnh Văn Giang
Hình ảnh những em bé ăn cơm với ve sầu (ảnh chụp đầu tháng 6/2020). Ảnh Văn Giang
Áp lực sau khi đăng ảnh
Gia đình anh La Văn Giang, Bí thư Đoàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) mấy ngày qua vẫn chưa lấy lại cuộc sống bình thường bởi áp lực từ những  bình luận trên mạng xã hội.
Chuyện bắt đầu từ việc anh Giang trong chuyến khảo sát tổ chức chương trình Tết Trung thu cho trẻ em tại làng H’Mông thuộc thôn 12, xã Vụ Bổn đã gặp tình cảnh 4 em nhỏ ăn cơm nguội trộn với ve sầu.
Tại ngôi nhà tranh trống, anh Giang bắt gặp hình ảnh 4 em nhỏ, không có người lớn ở nhà. 
Hình ảnh em bé ăn cơm với ve sầu (ảnh chụp đầu tháng 6/2020). Ảnh Văn Giang
Hình ảnh em bé ăn cơm với ve sầu (ảnh chụp đầu tháng 6/2020). Ảnh Văn Giang
Ngay lập tức, anh Giang lấy điện thoại rồi chụp hình ảnh trên đăng tải lên tài khoản Facebook cá nhân.
“Ban đầu tôi chụp hình các em lại với mong muốn ai đó đọc được và giúp đỡ các em để có mùa trung thu ấm áp.
Ngờ đâu, hình ảnh trên nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng nhưng lại hiệu ứng tiêu cực. Chưa hết, nhiều trang mạng xấu còn bịa đặt, đăng tải nội dung sai trái. Sau đó, tôi liền gỡ bỏ các bức ảnh này” – anh Giang kể lại.
Khu vực mà anh Giang đi khảo sát hiện có 39 hộ dân thuộc hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo.
Ông Giàng A Giang, thôn phó thôn 12 cho biết, toàn thôn có 50 hộ dân đều di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống.
Hiện tại thôn có khoảng 20 hộ không có, hoặc ít đất sản xuất. Những trường hợp còn lại có đất nhưng chủ yếu đất bạc màu, chỉ có thể trồng sắn.
“Năm 2014, Nhà nước có quyết định về việc thực hiện dự án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do cho người dân trong thôn nói chung và làng H'Mông nói riêng.
Cơ quan chức năng đã khảo sát, quy hoạch hơn 200 ha đất để cấp mỗi hộ 1 ha đất sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
"Hiện tại chúng tôi vẫn đang động viên người dân chờ đợi để Nhà nước xem xét và giải quyết cấp đất sản xuất cho bà con” – ông Giàng A Giang nói.
Cũng theo phó thôn 12 Giàng A Giang, gia đình em nhỏ ăn cơm với ve sầu có hoàn cảnh khó khăn là sự thật. Phải nói thêm là, nhiều năm nay Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương đã có hàng loạt các chính sách, chủ trương nhằm giúp đỡ cuộc sống của người dân di cư tự do sớm ổn định. Sự việc trẻ em ăn ve sầu là đơn lẻ, không phải là bản chất.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk thường xuyên có những hỗ trợ người dân khó khăn tại xã Vụ Bổn. Ảnh: Lin Xong
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk thường xuyên có những hỗ trợ người dân khó khăn tại xã Vụ Bổn. Ảnh: Lin Xong
Bình luận không đúng sự thật
Sáng 8.6, ông Trần Hồng Tiến, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk xác nhận, sau khi nắm được thông tin sự việc, các ban ngành, đoàn thể của huyện được chỉ đạo vào kiểm tra, xác minh.
Theo ông Tiến, kết quả kiểm tra cho thấy, hình ảnh trên mạng là có thật. Mục đích ban đầu, Bí thư Đoàn xã đăng tải lên Facebook để kêu gọi mọi người ủng hổ để tổ chức trung thu năm 2020 cho trẻ em nơi đây. Tuy nhiên, sau đó một số trang mạng xã hội đã lợi dụng những hình ảnh này để đưa ra những bình luật không đúng sự thật.
Cũng theo ông Tiến, người đồng bào H’Mông phía Bắc trên địa bàn xã Vụ Bổn rất khó khăn. Tuy nhiên, nói không có gì ăn là không phải.
Đặc biệt, không riêng gì người H’Mông mà nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn thường xuyên đi bắt ve sầu, dế, nhộng muồng về chế biến các món ăn dân dã hoặc bán cho các nhà hàng...
Mặt khác, thời gian qua, cấp ủy chính quyền địa phương luôn luôn quan tâm, hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em người đồng bào H’Mông khu vực này.
HỮU LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.