Ngày mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thành phố nơi tôi sống những ngày này mưa nối ngày nối đêm. Con đường đất ngang qua nhà tôi nước luênh loang chảy tràn mặt đường. Nhắc đến mưa bão, tôi lại nhớ đến những ngày cùng ba mẹ chạy bão nơi mảnh quê nghèo miền Trung, mà trẻ con chúng tôi ngày ấy vẫn thường nói với nhau là “đi trốn bão”.  
Ngày mưa bão, mẹ thường dọn cơm chiều sớm hơn. Mẹ bảo, phải ăn cơm sớm lỡ gió mưa có mạnh hơn để còn đi tránh bão! Đó là những ngày gia đình tôi sống trong căn nhà tạm, tường xây táp lô nhưng mái vẫn còn lợp tranh, chỉ cần gió giật mạnh là lật tung mái lá. Ngày tôi học lớp 2, nhà tôi đã bị bão cuốn một lần như thế. Đêm ấy, mẹ một tay xách chiếc làn đựng nhu yếu phẩm cần thiết, một tay cầm đèn soi. Ba dùng chiếc khăn địu em trai sau lưng, tay dắt tôi, tay còn lại cũng xách thêm vài vật dụng cần thiết. Mẹ giao tôi ôm chiếc chăn để lên đến nơi tránh bão có cái quấn cho đỡ lạnh. Nơi tránh bão của xóm tôi ngày ấy là cái lô cốt còn lại sau chiến tranh trên đồi phi lao cách nhà tầm 1 cây số. Có đợt, chúng tôi phải ở đó đến hai, ba ngày.
Năm nào may mắn bão suy yếu hoặc đổi hướng ra biển, từ nơi tránh bão về, thấy nhà cửa vẫn vẹn nguyên, cây cối không gãy đổ nhiều, người lớn thở phào nhẹ nhõm, cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, mẹ nấu nồi nước lá bưởi lau lại mọi thứ trong nhà, đốt dăm quả bồ kết cho át mùi ẩm mốc. Năm nào bão lớn quật thẳng vào làng quê thì ít cũng dăm ba ngôi nhà bị tốc mái, cây cối trong vườn bật gốc, bà con trong xóm lại chung tay phụ nhau sửa sang, cất lại nhà, lợp lại mái. Trẻ con chúng tôi chưa đủ lớn để hiểu chuyện thì vô tư chia nhau cây mía đổ gãy sau nhà hoặc mang rổ đi nhặt những quả xoài, ổi... bị gió lùa rụng.
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Qua mấy mùa đi tránh bão như thế thì gia đình tôi xây được căn nhà kiên cố. Những hôm mưa liên miên nối ngày này sang ngày khác thì nước dâng ngập hết mọi con đường. Trẻ con chúng tôi được nghỉ học, ba mẹ cũng không ra đồng. Sau khi ba neo lại chuồng gà, kê thêm mấy bao tải đất ở mép hiên để phòng nước chảy tràn vào, cả nhà quây quần bên bếp lửa mẹ nhóm và ủ sẵn than, ba chất thêm vào bếp vài cây củi to và dài được ba để dành từ khi chưa tới mùa mưa, lửa cứ thế cháy âm ỉ cả ngày. Mưa làm cho nước tràn vào đến sân nhà, những chú cá rô theo dòng nước cũng lạc vào góc sân, ba bắt vài con rô, chặt cây mía bị gió làm bật gốc sau vườn... Vậy là bên bếp lửa dậy lên mùi cá nướng, sắn nướng hay những khúc mía lùi. Còn mẹ thì ngồi cạnh, soạn những chiếc áo cũ ra khâu vá, thi thoảng lại dùng chiếc mo cau phe phẩy nhẹ để than rực thêm, hơi ấm làm cho má của chị em tôi ửng đỏ...
Một năm, có khoảng gần chục cơn bão như thế đi qua những miền quê nghèo của dải đất hình chữ S. Hôm qua, nghe thông tin về cơn bão số 3, lòng tôi như thắt lại, không nguôi nhớ mẹ, nhớ căn bếp nhỏ thời thơ ấu. Và tôi mong những ngày mưa bão này sẽ qua nhanh!   
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…