Ngát xanh hòn Bùn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa rẫy nương của người dân thôn Tú Thủy 2 (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), hòn Bùn nhô cao trăm thước, thăm thẳm màu xanh cây rừng. Trải qua bao biến thiên, hòn Bùn vẫn ngát xanh nhờ sự chung tay bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương.

Huyền tích hòn Bùn

Trò chuyện cùng tôi, lão nông Phạm Văn Long (71 tuổi, thôn Tú Thủy 2) kể: “Nơi đó được người dân trong vùng gọi là hòn Bùn, cách chừng vài trăm bước là hòn Đế. Năm 1963, cha mẹ đưa anh em chúng tôi từ Bình Định lên đây sinh sống đã thấy người dân trong vùng gọi như thế rồi. Chúng tôi cũng từng nghe bà con kể về sự tích này. Chuyện là, ngày xưa, có một người đàn ông gánh 2 hòn đất màu xám đi qua chốn này, ngồi nghỉ ngơi rồi đi đâu mất hút, để lại 2 hòn đất. Sau đó, người dân trong làng đặt tên cho 2 hòn đất đó là hòn Bùn và hòn Đế”.

“Hòn Bùn quan trọng như thế nào với dân làng vậy bác?”-tôi hỏi. Ông Long cho hay: “Thuở trước, có con rắn khổng lồ ở trên hòn Bùn, người dân gọi là ông Bồ. Mỗi năm đến dịp thanh minh, ông Bồ thường trườn từ núi xuống hướng về phía sông Ba. Những nơi ông Bồ đi qua, cây cối ngã rạp. Trên núi ấy còn có ông Vượn (con vượn) thường kêu rất to vào dịp thanh minh để báo hiệu chuyển mùa. Những tín hiệu ấy là điềm lành để bà con vào vụ gieo trồng. Vì thế, với người dân trong vùng, đây là đất thiêng. Cứ vào dịp thanh minh, người dân lại về đình Tú An làm lễ cúng các đấng thần linh. Trong khi cúng, chủ tế sẽ mời ông Bồ, ông Vượn trên hòn Bùn về chứng giám, ban cho dân làng mùa màng tốt tươi”.

Hòn Bùn nhìn từ xa. Ảnh: Hoành Sơn

Hòn Bùn nhìn từ xa. Ảnh: Hoành Sơn

Tôi theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Toàn và Chủ tịch Hội Nông dân xã Phạm Văn Khánh “mục sở thị” hòn Bùn. Băng qua mấy con đường đất, chúng tôi tấp xe máy vào một gốc cây rồi đi bộ ngược núi. Càng lên cao, cây cối càng chằng chịt với nhiều loại như: bằng lăng, ké, khế, đa, mang mang. Có những cây gỗ to đến 3-4 người ôm. Chim chóc líu lo chuyền cành.

“Ngày trước, vùng này thiêng lắm, bà con trong vùng ít ai đến chỗ này, thi thoảng có đám trẻ con trốn cha mẹ lên đây chơi. Những năm chiến tranh chống Mỹ, du kích và bộ đội tận dụng địa hình phức tạp ở hòn Bùn để hoạt động cách mạng, đánh đuổi ngoại xâm. Khu vực cao nhất của hòn Bùn vẫn còn những dấu tích như vỏ đạn, bi đông hay hốc đá trú ẩn”-anh Khánh chia sẻ.

Giữ màu xanh của rừng

Trải qua bao biến thiên, hòn Bùn vẫn ngát xanh cây rừng. Thành quả đó có được nhờ sự chung tay bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương qua các thời kỳ. “Từ trước đến nay, chúng tôi luôn có ý thức bảo vệ cây rừng trên hòn Bùn. Người dân trong vùng chỉ lên đó nhặt cây khô về làm củi, không đốn hạ cây lớn. Nếu phát hiện có trường hợp vi phạm là mọi người sẽ nhắc nhở hoặc báo cho chính quyền xử lý. Dạo trước, có mấy hộ dân ở nơi khác cố tình xâm lấn, phát rừng làm rẫy. Thấy vậy, bà con kéo đến ngăn chặn, không cho họ làm. Mùa nắng nóng, chúng tôi cũng thường lên đó ngồi hóng mát”-ông Long bộc bạch.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Toàn thông tin: “Rừng sát ngay khu vực trung tâm xã và được bảo vệ nghiêm ngặt. Chỉ cần nghe tiếng máy cưa hoặc có đối tượng nghi vấn là bà con gọi điện báo ngay. Có đợt nắng nóng, người đi bắt ong sơ ý gây cháy, người dân cũng tự bảo nhau lên đó để cùng với các lực lượng của xã dập lửa. Ủy ban nhân dân xã cũng giao cho Ban Chỉ huy Quân sự xã chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chúng tôi đang xem xét phương án giao lại cho Hội Nông dân xã tiếp quản công tác quản lý, bảo vệ rừng theo quy định mới của Nhà nước”.

Một cây rừng có đường kính thân lớn trên hòn Bùn. Ảnh: Hoành Sơn

Một cây rừng có đường kính thân lớn trên hòn Bùn. Ảnh: Hoành Sơn

Còn ông Đỗ Xuân Cường-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã thì cho biết: “Hòn Bùn có diện tích 25 ha. Những năm qua, chúng tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tại hòn Bùn. Cùng với việc phân công anh em thay phiên tuần tra, túc trực, Ban cũng phối hợp với các lực lượng khác trong xã tuần tra chung nhiều đợt trong năm. Bên cạnh đó, người dân cũng rất tích cực hỗ trợ chúng tôi trong việc giữ màu xanh cho hòn Bùn”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ủy quyền giải quyết TTHC và một số nhiệm vụ quản lý thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Gia Lai: Ủy quyền giải quyết TTHC và một số nhiệm vụ quản lý thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký Quyết định số 591/QĐ-UBND, ủy quyền cho Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn tỉnh.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.