Nam sinh lớp 12 lập cú đúp huy chương Olympic Sinh học quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từng đạt huy chương bạc tại kỳ Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2023, năm nay, Nguyễn Tiến Lộc xuất sắc giành huy chương vàng.

Em Nguyễn Tiến Lộc (sinh năm 2006), học sinh lớp 12A2 Sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong ba gương mặt trẻ của đội tuyển Việt Nam giành huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 35 tại Kazakhstan. Đây là thành tích tốt nhất của Việt Nam tại IBO kể từ năm 2019 đến nay.

Trước đó, tại kỳ thi IBO 2023 được tổ chức ở Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), dù là thí sinh nhỏ tuổi nhất nhưng nam sinh Hà Nội đã xuất sắc mang về tấm huy chương bạc duy nhất cho đoàn Việt Nam.

Em Nguyễn Tiến Lộc. (Ảnh: NVCC)

Em Nguyễn Tiến Lộc. (Ảnh: NVCC)

Quyết tâm "đổi màu" huy chương

Nhớ lại giây phút trao giải vào giữa tháng 7 vừa qua, Tiến Lộc cảm thấy hãnh diện và tự hào khi là một trong những thí sinh đạt được giải thưởng cao nhất.

“Em bật khóc ngay trên ghế ngồi khi tên được xướng lên trong danh sách thí sinh đạt huy chương vàng. Đây là chiếc huy chương cuối cùng mà em đạt được trong chặng đường phổ thông, đồng thời thể hiện quyết tâm nỗ lực của em suốt một năm qua với mục tiêu “đổi màu” huy chương”, 10X nói.

Trước kỳ thi IBO 2024, các thí sinh sẽ có 2 tháng tập huấn cùng đoàn dự thi. Đây là lúc Tiến Lộc đối mặt với nền tảng kiến thức khổng lồ và tốc độ tư duy cao. Tuy không phải lần đầu tham gia, nhưng chàng trai vẫn cảm thấy áp lực, luôn tự đặt câu hỏi làm sao để vượt qua thành tích của chính mình trong quá khứ.

Đội tuyển Việt Nam tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2024. (Ảnh: NVCC)

Đội tuyển Việt Nam tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2024. (Ảnh: NVCC)

Bước vào kỳ thi, nam sinh Hà Nội đánh giá, đề thi năm nay khá hay, dù khó hơn năm ngoái ở cả phần lý thuyết lẫn thực hành. Các câu hỏi trải dài đủ các lĩnh vực cơ bản của Sinh học như: động vật, sinh học phân tử tế bào, thực vật, vi sinh, sinh thái, tập tính, hệ thống phát sinh chủng loại đến các ứng dụng, nghiên cứu về những vấn đề toàn cầu hiện nay.

Tiến Lộc gặp khó nhất ở phòng thực hành Giải phẫu và sinh lý động vật, bởi đề thi mọi năm thường yêu cầu giải phẫu động vật không xương sống, nhưng năm nay lại yêu cầu giải phẫu mắt cừu, tách các bộ phận rồi ghim vào vị trí theo yêu cầu.

Ban đầu, 10X có chút lúng túng. Nhờ kiến thức căn bản vững, nam sinh dần có thể mường tượng được vị trí của các bộ phận, từ đó bình tĩnh thực hành. "Đối mặt với những thiết bị, dụng cụ mới trong quá trình thực hành, thời gian là yếu tố hạn chế lớn nhất với em. Em cần tìm hiểu kỹ càng về cơ chế sử dụng các dụng cụ đó để thực hiện chính xác yêu cầu bài thi'', Tiến Lộc kể lại những khó khăn trên hành trình chinh phục huy chương.

Bằng bản lĩnh và sự quyết tâm, 10X xuất sắc giành huy chương vàng, góp phần cùng các thí sinh khác đưa đoàn học sinh Việt Nam đứng thứ 3/81 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Olympic Sinh học quốc tế 2024 (toàn đoàn giành 3 huy vàng, 1 huy chương bạc).

Tiến Lộc bày tỏ, sự đồng hành, ủng hộ của gia đình, thầy cô và bạn bè chính là động lực to lớn để nam sinh luôn cố gắng, chinh phục những mục tiêu đặt ra.

Nguyễn Tiến Lộc xuất sắc mang về cho đội tuyển Việt Nam tấm huy chương vàng tại IBO 2024. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Tiến Lộc xuất sắc mang về cho đội tuyển Việt Nam tấm huy chương vàng tại IBO 2024. (Ảnh: NVCC)

Mơ ước trở thành bác sĩ giỏi

Trước khi chạm tay tới tấm huy chương vàng danh giá, Tiến Lộc từng có xuất phát điểm là học sinh chuyên Toán thời trung học. Sau nhận thấy mình không phù hợp với môn học này, 10X quyết định rẽ hướng. Nam sinh dành trọn tình yêu cho Sinh học, môn học mà bản thân cho rằng quy tụ được những thành tựu khoa học của các môn tự nhiên khác.

“Nếu ví Toán học như cội nguồn, là gốc thì Sinh học sẽ như phần lá, quả, tạo ra sự đa dạng không thể thiếu của khoa học tự nhiên. Vì vậy em không ngần ngại chọn môn học này để phát triển tiềm năng và đam mê của mình trong những năm học phổ thông”, Tiến Lộc nói.

Những ngày đầu chập chững những bước chân vào thế giới Sinh học, Tiến Lộc luôn tạo cho mình thói quen đọc sách, tài liệu mỗi ngày. Bắt đầu từ những quyển sách đơn giản như sách giáo khoa, nam sinh tiếp tục khám phá những cuốn tài liệu chuyên ngành, sau đó đến các nghiên cứu, các bài báo khoa học nước ngoài để mở rộng kiến thức. Cùng với việc đọc sách, 10X dành thời lượng lớn thời gian tự học, làm thêm bài tập để ghi nhớ kiến thức cũng như tăng phản xạ.

Nguyễn Tiến Lộc trở về trong vòng tay của gia đình. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Tiến Lộc trở về trong vòng tay của gia đình. (Ảnh: NVCC)

Niềm đam mê với môn học của Tiến Lộc còn được truyền cảm hứng từ các thầy, cô giáo, đặc biệt là TS Đỗ Thị Thanh Huyền, trưởng bộ môn chuyên Sinh học, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.

Cô Huyền nhận xét Tiến Lộc là học trò thông minh, có đam mê và hoài bão lớn. Dù đạt huy chương bạc, xếp hạng 35/293 thí sinh tại IBO 2023, Tiến Lộc vẫn nung nấu và khao khát chinh phục huy chương vàng tại IBO 2024. Kết quả đạt được ngày hôm nay khiến hai cô trò vô cùng hạnh phúc.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Tiến Lộc bày tỏ mong muốn trở thành bác sĩ - công việc giúp nam sinh vừa có thể tiếp tục mở rộng lĩnh vực, kiến thức Sinh học, vừa góp sức cống hiến cho đất nước. Với thành tích vừa đạt được, 10X được xét tuyển thẳng vào trường Đại học Y Hà Nội, đồng nghĩa với việc bước đầu chạm tay tới ước mơ của mình.

“Trường Đại Y Hà Nội sở hữu là trường y khoa lâu đời nhất Việt Nam với nhiều thế hệ bác sĩ tài năng. Em tin rằng tại đây, dưới sự dìu dắt của thầy cô, các anh chị đi trước, em sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, góp sức mình cho xã hội và đất nước”, Tiến Lộc nói.

Có thể bạn quan tâm

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

(GLO)- Nhằm phát huy tiện ích của trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm tác giả của Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã sáng tạo các video tích hợp giới thiệu nét độc đáo của lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh nhằm giúp cho việc học môn Giáo dục địa phương tốt hơn.
Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

(GLO)- Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS xây dựng 2 môn tích hợp mới gồm môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý) và môn Lịch sử và địa lý. Trên thực tế, việc triển khai giảng dạy 2 môn này đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.