Một thời giao bưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Gần trưa ngày 17-3-1975, khi đang cùng đồng nghiệp làm nhiệm vụ thu gom hệ thống đường dây điện thông tin liên lạc trong rừng từ hướng khu vực An Khê về Trạm giao bưu B3 thì tôi bất ngờ gặp bác Núp cùng một số đồng chí lãnh đạo tỉnh đang ngược núi về Pleiku. Nghe các bác ấy thông tin lại là Gia Lai đã được giải phóng, chúng tôi nhảy cẫng lên reo vui vì sung sướng”-ông Nguyễn Ngọc Trầm-nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh nhắc nhớ kỷ niệm trong khoảng thời gian làm nhiệm vụ ở Ban Giao bưu Gia Lai.

Vài tia nắng yếu ớt hắt qua con hẻm 66 Hùng Vương (tổ 3, phường Hội Thương, TP. Pleiku). Trong ngôi nhà xây nhuốm màu thời gian, ông Nguyễn Ngọc Trầm (SN 1955) lần giở ký ức một thời làm giao bưu, góp sức cùng Nhân dân cả nước chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau khi gia nhập Đội TNTP ở xã Hoài Sơn (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), ông Trầm và bạn bè cùng trang lứa tham gia làm giao liên, tiếp tế lương thực cho bộ đội ta đánh Mỹ-ngụy. Tháng 1-1973, ông Trầm và nhiều thanh niên khác được tuyển vào Ban Giao bưu tỉnh Gia Lai (tiền thân của Bưu điện tỉnh).

Ông Nguyễn Ngọc Trầm làm giao bưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1973 đến 1975. Ảnh: T.D

Ông Nguyễn Ngọc Trầm làm giao bưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1973 đến 1975. Ảnh: T.D

Ngót nghét 1 tháng băng rừng lội suối dưới sự chỉ huy của cán bộ Ban Giao bưu tỉnh, cả đoàn người về đến trụ sở cơ quan nằm trong Căn cứ địa cách mạng Khu 10, nay là Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh (xã Krong, huyện Kbang).

“Mỗi người cõng trên lưng mấy chục ký gạo, lương khô làm thực phẩm đi đường, âm thầm vượt núi lên căn cứ địa cách mạng nằm trong rừng sâu ở huyện Kbang. Vừa đi vừa cảnh giác tránh biệt kích địch phát hiện. Nhiều người cõng không quen, bị trượt ngã. Ban ngày, chúng tôi cắt rừng già mà đi, còn đêm đến thì dừng lại nấu ăn, nghỉ ngơi và mắc võng trên cây ngủ. Hôm nào gặp mưa, chúng tôi căng tấm ni lông rộng 5 m và dài 1,4 m vào mấy nhánh cây ngồi trú, đợi trời ráo mới tiếp tục hành quân. Khoảng 1 tháng sau thì đặt chân đến Khu 10. Lúc mới lên, chúng tôi tham gia học tập theo hình thức người đi trước chỉ lại cho lớp sau và băng rừng tầm 10 km xuống Trạm sản xuất Khu 2 (xã Lơ Ku, huyện Kbang) để phát rẫy, tăng gia sản xuất. Ban đầu, các đồng chí lãnh đạo Ban có ý định phân công tôi mở lớp dạy chữ, bởi trước khi thoát ly đã hoàn thành chương trình lớp 6. Nhưng sau, vì nhiều lý do, tôi được giao học tiếng Jrai, Bahnar nhằm phục vụ tốt hơn công việc làm giao bưu”-ông Trầm hồi nhớ.

Hàng ngày, từ Căn cứ địa cách mạng Khu 10, lực lượng giao bưu của Ban gùi hàng trăm ký tài liệu, công văn, sách, báo tỏa đi các hướng, giao cho các trạm khác trên địa bàn. Ông Trầm và một đồng nghiệp được giao nhiệm vụ đảm nhiệm tuyến giao bưu từ căn cứ lên trạm ở xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa. Từ trạm này, tài liệu, sách báo tiếp tục được chuyển lên các trạm khác ở Khu 9 (TP. Pleiku), Khu 4 (huyện Ia Grai)…

Từ sáng sớm, đội ngũ giao bưu ăn bữa sáng xong thì lên cơ quan nhận tài liệu rồi trèo đèo lội suối mấy chục ki lô mét thực thi nhiệm vụ. Hôm nào gặp người trạm trên xuống nhận muộn thì 11-12 giờ đêm mới lọ mọ về đến căn cứ. Nếu có công văn hỏa tốc, họ vội vã ăn bữa tối và tức tốc lên đường ngay.

“Thường thì cơ quan giao cho 2 người cùng thực hiện 1 chuyến giao bưu để đề phòng bất trắc. Nhưng công văn hỏa tốc thì chỉ 1 người thôi. Cũng có giai đoạn có thêm lực lượng trinh sát đi trước dò đường, tránh biệt kích hay quân địch đi càn. Chuyện chúng tôi phải tìm cách tránh né máy bay địch quần thảo trên bầu trời truy tìm dấu vết quân ta lúc làm nhiệm vụ là thường tình. Chưa kể, lâu lâu, địch cho bắn pháo vào Khu 10 do nghi ngờ có quân ta ẩn náu, chúng tôi phải tham gia di tản người, tài sản và sửa sang lại nhà cửa trong căn cứ. Ngoài ra, anh em trong đơn vị còn tham gia cõng đạn dược, vũ khí, lương thực ra chiến trường và rải, nối, thu hồi đường dây thông tin liên lạc”-ông Trầm kể.

Trong những năm tháng chiến tranh, lực lượng giao bưu của tỉnh đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó không chỉ là thiếu ăn, bệnh tật mà cả những mất mát đau thương. Chính ông Trầm trong 2 năm hoạt động cách mạng ở Kbang cũng từng suýt nằm lại với rừng già do mắc sốt rét. Bệnh hành khiến chàng trai tuổi đôi mươi lả người, da bủng vàng, bụng sưng như trống. Có lẽ sức trẻ, niềm tin tất thắng và đôi lọ thuốc ký ninh đã giúp ông vượt qua bạo bệnh. Cũng có những tấm gương anh dũng hy sinh khiến đồng đội còn sống chưa nguôi tiếc thương. Giọng nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh chợt trầm xuống khi nhắc về giao bưu người Bahnar tên Đinh Tôn hy sinh do rơi vào ổ phục kích của quân ngụy ở Chư Sê.

Cuối cuộc trò chuyện với chúng tôi, người cán bộ giao bưu được Nhà nước trao tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhất và Huy hiệu giải phóng Tây Nguyên của Khu ủy Khu 5 không giấu được niềm xúc động chia sẻ về Nhà bia lực lượng giao bưu mới xây to đẹp khánh thành gần đây, đặt tại Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh. Nhà bia không chỉ là sự tri ân, tự hào với những đóng góp trong thời kỳ chống ngoại xâm cứu nước của lực lượng giao bưu mà còn là để giáo dục truyền thống mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.