Một thầy thuốc, một Anh hùng lại ăn trên lưng bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một bác sĩ, Anh hùng Lao Động như ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Bệnh viên Bạch Mai, lại ngã ngựa là chuyện khó ai ngờ tới. Ăn trên lưng bệnh nhân để lại tiếng xấu muôn đời.

 Ông Nguyễn Quốc Anh vừa bị khởi tố, tạm giam hôm 25.9 vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế tại BV Bạch Mai.
Ông Nguyễn Quốc Anh vừa bị khởi tố, tạm giam hôm 25.9 vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế tại BV Bạch Mai.



Ông Nguyễn Quốc Anh vừa bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến vụ nâng giá thiết bị y tế ở BV Bạch Mai. Ngoài ông Nguyễn Quốc Anh, các ông Nguyễn Ngọc Hiền- nguyên Phó giám đốc, bà Trịnh Thị Thuận, Kế toán trưởng bệnh viện Bạch Mai cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Đúng là phải một ê kíp móc với nhau mới có thể làm nên chuyện tày đình này được.

Họ là những thầy thuốc, "lương y như từ mẫu", được người dân đặt niềm tin, được xã hội trọng vọng, nhưng vì đồng tiền, họ đã bán hết tất cả. Thứ quý giá nhất là danh dự của một bác sĩ, lương tâm của một thầy thuốc, họ bán luôn.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, bán cả danh hiệu Anh hùng lao động cao quý, quá cay đắng. Ông đã làm cho xã hội mất đi hình ảnh đẹp đẽ của một bác sĩ, một Anh hùng lao động.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, tổng chi phí mua máy robot rosa là hơn 10,9 tỉ đồng (10.989,42 triệu đồng). So với con số 39 tỉ đồng được ghi trong hợp đồng, đội giá thẳng tay.

Kê, nâng trong mua sắm vật tư, thiết bị là chuyện quá bình thường ai cũng biết, nhưng nâng lên gấp 4 lần thì quả là tham lam vô độ.

Ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước nâng khống giá mua sắm để bòn rút tiền bạc là tiền nhà nước, còn đây là tiền của bệnh nhân. Hơn ai hết, chính các vị thầy thuốc này biết rõ nạn nhân của mình chính là bệnh nhân. Họ móc túi bệnh nhân, ăn trên lưng bệnh nhân, làm giàu bằng cách đạp trên sự đau khổ của người nghèo, người bất hạnh.

Gíá hệ thống robot là bị nâng khống thì chi phí điều trị sẽ tăng theo giá nâng khống. Bởi vì, nếu chi phí khấu hao máy cho mỗi ca bệnh là 4 -5 triệu đồng theo giá đúng, thì với giá kê khống, người bệnh phải chi trả 23 triệu đồng/ca, chênh lệch 17 - 18 triệu đồng.

Một điều mà thầy thuốc cũng biết rất rõ, không ai chữa bệnh mà trả giá. Giá cao mấy cũng phải cắn răng chịu, cho nên họ thẳng tay "chặt chém".

Biết bao nhiêu bác sĩ xông lên tuyến đầu chống dịch COVID-19, đem lại niềm tin, hình ảnh đẹp đẽ của thầy thuốc trong mắt người dân, thì những vụ án này xóa đi một phần niềm tin và tình cảm quý trọng đó.

Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hà Nội) cùng 9 người bị cáo buộc nâng khống 1 số thiết bị y tế phục vụ chữa trị COVID-19. Rồi đến vụ Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người rơi vào vòng lao lý.

Vụ Bạch Mai thêm một vết nhơ cho ngành y tế. Nhưng đã làm thì làm cho tới, điều tra cho ra hết các vụ nâng khống giá thiết bị y tế ở các bệnh viện khác, dọn sạch một lần loại tội phạm ăn trên lưng bệnh nhân.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/mot-thay-thuoc-mot-anh-hung-lai-an-tren-lung-benh-nhan-839352.ldo
 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.