Một ông tiến sỹ ở tỉnh Lâm Đồng vừa trồng thành công loài nấm quý gì mà ví như thần dược ở Trung Quốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nấm Phục Linh là loại nấm mọc ký sinh trên cây thông, nó được ví như một loại thần dược, có công dụng chữa rất nhiều bệnh. Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, Đại học Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã nghiên cứu và trồng thành công, mở ra triển vọng phát triển loài nấm quý này.
Nấm Phục Linh là loài nấm dược liệu đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước đây trong y học cổ truyền của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 
Tiến sĩ Trương Bình Nguyên cho biết, việc nuôi trồng nấm Phục Linh trên gỗ khúc và gốc cây (sau thu hoạch) đã được tiến hành từ thế kỷ 13. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi trồng nấm Phục Linh chỉ được báo cáo đầu tiên vào năm 1957 tại Trung Quốc theo phương pháp nuôi trồng trên gỗ khúc.

Trồng thành công nấm Phục Linh tại trang trại nấm Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) mở ra hướng phát triển một loại dược liệu quý
Trồng thành công nấm Phục Linh tại trang trại nấm Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) mở ra hướng phát triển một loại dược liệu quý
Hiện loại nấm Phục Linh đang được các nhà nấm học thế giới quan tâm vì đặc tính chống khối u của nó. Qua đó, đã có nhiều nghiên cứu cải tiến phương pháp trồng nấm Phục Linh không áp dụng việc vùi khúc gỗ xuống đất sau khi cấy giống mà tiến hành trồng trên mặt đất trong nhà nấm.
Phương pháp mới này rút ngắn được thời gian nuôi trồng nấm Phục Linh được 50% và cải thiện được chất lượng sản phẩm.
Theo Tiến sĩ Nguyên, việc trồng nấm Phục Linh tương đối khó và kéo dài nhiều năm, nên cho đến nay nấm Phục Linh chủ yếu được thu hái từ thiên nhiên với giá bán rất cao. 
Hiện nay ba nước đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về nấm Phục Linh là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. 
Mặc dù đã có nhiều thành công, Hàn Quốc vẫn đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sản xuất loài nấm Phục Linh này vì hiện nay họ vẫn phải nhập khẩu thêm từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước và Việt Nam cũng phải nhập khẩu.
Việc sưu tầm, phân lập, định danh và sau đó là nghiên cứu nuôi trồng là cả một vấn đề lớn để bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài nấm có giá trị cao trong tự nhiên. 
Từ nhiều năm qua, Tiến sĩ Nguyên đã đầu tư nhiều công sức cho việc sưu tầm và nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Phục Linh. Ðây là công trình trồng nấm Phục Linh đầu tiên ở Việt Nam.
Nấm Phục Linh có tên khoa học Wolfiporia extensa (syn. Poria cocos), thuộc họ Polyporaceae, mọc (ký sinh) hoại sinh trên rễ hoặc thân cây thông vùi lấp dưới đất. 
Phần thể quả đảm có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 cm, mọc thành đám trên mặt đất hoặc trên bề mặt giá thể; phần hạch nấm (sclerotium) có thể lên tới 20 cm đường kính, nặng tới 11 kg. 
Hạch nấm Phục Linh được sử dụng làm dược liệu từ khoảng 2000 năm tại Trung Quốc. Theo đông y, nấm Phục Linh có vị ngọt nhạt, tính bình, quy vào kinh tâm, phế, thận, tỳ vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần dùng làm thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh; lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém; an thần, trấn tĩnh, mất ngủ. 
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nấm Phục Linh có thể chống khối u, chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, thận và thải độc tốt.
Tiến sĩ Nguyên cho biết, nấm Phục Linh bước đầu được nuôi trồng thành công trên gỗ thông 3 lá. Kết quả cho thấy cành nhánh thông 3 lá có độ tuổi từ 6 năm, 9 năm đến 30 năm đều có thể dùng để trồng loài nấm này. 
Nấm Phục Linh sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường mùn cưa gỗ thông có bổ sung 10% thóc luộc (W/W) ở điều kiện 25 ± 2oC. Trong điều kiện nhân tạo hạch nấm Phục Linh xuất hiện sau 80 ngày nuôi ủ ở điều kiện phòng của Đà Lạt. 
Cả hai nghiệm thức vùi phôi trong đất lẫn nuôi phôi trong phòng trồng đều cho thấy hạch nấm hình thành và phát triển tốt. Ðến nay, Tiến sĩ Nguyên đã trồng thành công loại nấm Phục Linh này tại trang trại nấm của mình ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), mở ra triển vọng phát triển loài nấm quý.
Ngoài giá trị tiềm năng về dinh dưỡng và kinh tế, Tiến sĩ Nguyên cho biết: Việc trồng thành công loài nấm này trên cây thông non tỉa thưa từ rừng kinh tế sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển rừng thông của TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và các vùng lân cận, từ đó người dân có thể có thêm một nguồn thu nhập tốt từ việc trồng rừng.
“Thành công trong việc trồng nấm Phục Linh mở ra nhiều hướng mới cho việc nghiên cứu một loài nấm có giá trị dược tính cao, có thể chủ động nguyên liệu cho ngành dược và các ngành phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Ðến nay, tại trang trại Đạ Sar của tôi đã sản xuất được gần 50 kg nấm Phục Linh, hiện tôi đang làm các bước test dược tính của loại nấm này. Đồng thời, khảo sát về độc tính và dạng bào chế thích hợp cho nấm Phục Linh. Để từ đó, có thể chuyển sang sản xuất lớn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và dược phẩm trong nước”, Tiến sĩ Nguyên cho hay.
Hoàng Yên (Báo Lâm Đồng/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null