Một nước châu Âu cho phép sinh viên đang ở đâu có thể thi ở đó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoạt động này nằm trong một chương trình mới của Phần Lan nhằm tăng cường sự linh hoạt và loại bỏ các ràng buộc về mặt địa lý trong thời gian đào tạo.

Trường ĐH tại Phần Lan hiện cho phép sinh viên làm bài thi từ bất cứ đâu trong danh sách các đơn vị đối tác. ẢNH: AALTO UNIVERSITY
Trường ĐH tại Phần Lan hiện cho phép sinh viên làm bài thi từ bất cứ đâu trong danh sách các đơn vị đối tác. ẢNH: AALTO UNIVERSITY

Sinh viên Phần Lan được thi từ xa

Theo tin từ chuyên trang University World News hôm 24.10, sinh viên tại Phần Lan giờ đây có thể tham gia các kỳ thi trên giảng đường ở nhiều địa điểm khác nhau, bất kể các bạn đang theo học ở trường nào. Chương trình này mang tên EXAM Visit (tạm dịch Chuyến thăm thi cử), là một phần trong chuỗi biện pháp nhằm số hóa giáo dục ĐH trong nước và xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các trường.

Theo đó, việc tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành các kỳ thi từ xa cho phép sinh viên đăng ký làm bài kiểm tra trực tuyến tại bất kỳ trường ĐH nào thuận tiện, vào bất kỳ thời điểm nào. Ví dụ, một sinh viên học ở Rovaniemi, sống tại Tampere, có việc làm thêm ở Helsinki sẽ được thi trực tuyến tại bất kỳ địa điểm nào họ tình cờ có mặt chứ không cần phải di chuyển về trường của mình như trước.

Cụ thể, ĐH Phần Lan (Finnish Universities) cùng ĐH Khoa học ứng dụng (Universities of Applied Sciences) phát triển và sử dụng phần mềm EXAM với sự hỗ trợ từ Trung tâm công nghệ thông tin khoa học Phần Lan (CSC) và Công ty Siili Solutions. Trong khi đó, CSC sẽ phụ trách tổ chức chương trình EXAM Visit thay mặt cho các trường ĐH đăng ký tham gia.

Ông Topi Litmanen, Giám đốc phát triển bộ phận dịch vụ công nghệ giáo dục của CSC, cho biết để chống gian lận, đề thi sẽ được tạo ngẫu nhiên từ một ngân hàng câu hỏi. Bên cạnh đó, sinh viên phải xác minh danh tính và được camera giám sát suốt quá trình làm bài. Thí sinh cũng không được phép mang bất kỳ tài liệu, thiết bị điện tử nào vào phòng thi và địa điểm kiểm tra sẽ có máy tính với kết nối internet ổn định.

Đến hiện tại, theo trang web chính thức của EXAM, có 28 trường tham gia chương trình EXAM Visit, với tổng cộng 22 điểm thi trải dài trên 24 địa phương ở Phần Lan. Và theo khảo sát của Thanh Niên, các ĐH Phần Lan tham gia chương trình đều có trang web riêng để hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tại đơn vị của họ.

Sinh viên quốc tế tại ĐH Helsinki, ngôi trường số 1 Phần Lan và hiện cũng có phòng thi của chương trình EXAM Visit. ẢNH: UNIVERSITY OF HELSINKI
Sinh viên quốc tế tại ĐH Helsinki, ngôi trường số 1 Phần Lan và hiện cũng có phòng thi của chương trình EXAM Visit. ẢNH: UNIVERSITY OF HELSINKI

Đặt mục tiêu 50% dân số trẻ có bằng cấp

Theo ông Litmanen, EXAM Visit được thiết kế nhằm hướng đến sự tiện lợi và tính thực tiễn, giúp sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn trong bối cảnh Phần Lan đang thiếu hụt lao động trên toàn quốc song sinh viên nước này trung bình đến tuổi 28 mới tốt nghiệp ĐH. Bên cạnh đó, sinh viên tại Phần Lan bắt đầu học trung bình vào tuổi 21,6.

Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này, theo báo cáo quốc gia năm 2023 từ Ủy ban châu Âu, là do các trường ĐH có quá ít chỗ học so với số lượng sinh viên muốn vào, dẫn đến việc quy trình tuyển sinh trở nên gắt gao. "Trong giai đoạn 2015-2020, nhìn chung, các ĐH ở Phần Lan chỉ chấp nhận 30% số lượng ứng viên đăng ký, trong khi các ĐH khoa học ứng dụng chấp nhận 33%", báo cáo nêu.

Bà Erja Heikkinen, Giám đốc chính sách khoa học ở Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, nói với University World News rằng số người trẻ ở Phần Lan trong độ tuổi từ 25 - 34 có bằng cấp là hơn 40%, thấp hơn nhiều so với những quốc gia OECD khác. Đó là nguyên nhân vào đầu tháng 10, chính phủ nước này đã công bố kế hoạch mới với mục tiêu tăng tỷ lệ người trẻ có bằng cấp lên gần 50% vào năm 2030.

Chi tiết hơn, chính phủ Phần Lan cho biết sẽ đầu tư 3,8 tỉ euro để mở rộng quy mô đào tạo, tạo thêm nhiều cơ hội cho người trẻ học ĐH, và sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn còn được nhận hỗ trợ tài chính. Bên cạnh đó các trường ĐH Phần Lan cũng được khuyến khích thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Trước đó vào đầu năm, chính phủ Phần Lan bắt đầu thí điểm một chương trình đào tạo tiến sĩ mới với khoản đầu tư 260 triệu euro. Mục tiêu là đào tạo thêm 1.000 tiến sĩ trong 3 đến 4 năm tới, và sau đó tăng thêm 1.000 tiến sĩ mỗi năm để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ cao. Tính đến nay, số ứng viên đăng ký đã vượt hơn 10 lần so với chỉ tiêu và một nửa trong số 500 ứng viên trúng tuyển đến từ nước ngoài.

Hiện, quá trình tuyển sinh cho chương trình này vẫn đang được tiếp tục trong sự ủng hộ của giới chuyên môn ở Phần Lan.

Theo Ngọc Long (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.