Không năm nào ở miền Trung tình trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát tràn lan, gây thiệt hại khôn xiết cho người dân như hiện nay. Gần 2 tháng qua Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị chống chọi với dịch heo tai xanh, thì nay Bình Định, Thừa Thiên Huế hàng ngàn con heo lăn ra chết. Còn ở phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi có hàng trăm bò, trâu nhiễm bệnh...
Bùng phát bệnh lở mồm long móng
Xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đang bùng phát bệnh lở mồm long móng (LMLM) tại các hộ chăn nuôi thả rong trâu bò. Tại thôn Tân Đức có 36 con trâu bò của 16 hộ dân bị bệnh LMLM. Người dân cho biết nguyên nhân bị nhiễm bệnh có thể từ trâu bò nhập lậu không qua kiểm dịch từ cửa khẩu quốc tế Cha Lo đưa về. Số trâu bò phơi nhiễm đã lên đến 113 con. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương cấp 120 lít hóa chất, 1 tấn vôi, 2.500 liều vaccine LMLM tuýp 3, bình bơm cơ động để dập dịch.
Ổ dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc bùng phát đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh tại địa bàn xã Sơn Kim 1, thuộc huyện Hương Sơn từ ngày 7-9, sau đó lây lan sang địa bàn xã Sơn Kim 2 với tổng cộng 160 con của 63 hộ dân, thuộc 8 thôn của 2 xã bị mắc bệnh. Tiếp đó, từ ngày 8 đến 16-9 tại địa bàn các xã Hương Trạch, Phúc Đồng và Phương Điền, thuộc huyện Hương Khê tiếp tục xuất hiện thêm 145 con bị mắc bệnh.
Bác sĩ Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, nguyên nhân bùng phát ổ dịch LMLM tại Hà Tĩnh lần này là do người dân chăn nuôi tại các địa bàn nói trên đã gần 15 năm nay không hề tiêm vaccine phòng dịch cho đàn gia súc. Ngoài ra số gia súc mắc bệnh này phần lớn đều được mua hoặc chăn thả chung với đàn gia súc của các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình...
Bệnh LMLM cũng xuất hiện với 73 con heo tại 3 xã của 3 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) và 64 con bò tại 3 xã của 3 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Sơn Tây bị nhiễm bệnh.
Chưa ngã ngũ “dịch tả hay tai xanh”
Tại Bình Định, tình trạng heo chết diễn ra ngày càng rầm rộ. Không chỉ có ở vựa heo huyện Hoài Ân, các trang trại nuôi heo tại huyện Tây Sơn cũng đang đối mặt với nguy cơ “đứt vốn”. Theo Chi cục Thú y tỉnh Bình Định, ở thôn Phú Hòa, xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) có 4 trang trại và 12 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có heo bị bệnh chết hoặc bán ra thị trường. Trang trại của ông Khổng Vĩnh Thiên- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Bình Phú 2- có 100 con heo bị chết hoặc bán ra thị trường. Trang trại của ông Trần Dũng (ở thôn Phú Hòa) trước khi xảy ra dịch bệnh, trang trại có đến 300 con heo, trong đó có 30 heo nái, 2 heo đực giống, còn lại là heo thịt và heo con. Nhưng bây giờ trong các dãy chuồng chỉ còn dăm con heo thịt đang nằm dài, mình mẩy đã bị xuất huyết đỏ bừng, tai đỏ tím...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khi chủ trì cuộc họp bàn biện pháp đối phó với tình trạng heo chết hàng loạt khẳng định nguyên nhân dẫn đến heo chết là do dịch tả và yêu cầu ngành thú y tăng cường các biện pháp đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, các chủ trang trại ở huyện Tây Sơn cho rằng việc công bố heo chết do dịch tả là không thuyết phục.
Ông Trần Dũng khẳng định: “Heo chết hàng loạt, cán bộ thú y “đổ” do bệnh dịch tả là không chấp nhận được. Hiện tượng dẫn đến cái chết của lũ heo không giống như bệnh dịch tả đã từng xảy ra trước đây mà chúng thở rất mệt, đỏ mình, đỏ tai, bỏ ăn và trước khi chết con nào cũng giãy đành đạch.
Lơ là phòng dịch
“Ngày 25-8, bệnh tai xanh ở heo đã tái phát ở thôn Hòa Tân xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi); ngày 1-9 bệnh xảy ra ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh. Ngày 7-9 bệnh xảy ra ở thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn. Tổng số heo chết là 9 con, tiêu hủy bắt buộc 64 con…”. Vị đại diện Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi không cần sổ sách nói một lèo như thuộc lòng từng con số. “UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cương quyết khoanh vùng, dập dịch rồi”- vị đại diện này cho biết thêm.
Lực lượng thú y Quảng Nam đưa heo tai xanh đi tiêu hủy. |
Bùng phát bệnh lở mồm long móng
Xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đang bùng phát bệnh lở mồm long móng (LMLM) tại các hộ chăn nuôi thả rong trâu bò. Tại thôn Tân Đức có 36 con trâu bò của 16 hộ dân bị bệnh LMLM. Người dân cho biết nguyên nhân bị nhiễm bệnh có thể từ trâu bò nhập lậu không qua kiểm dịch từ cửa khẩu quốc tế Cha Lo đưa về. Số trâu bò phơi nhiễm đã lên đến 113 con. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương cấp 120 lít hóa chất, 1 tấn vôi, 2.500 liều vaccine LMLM tuýp 3, bình bơm cơ động để dập dịch.
Ổ dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc bùng phát đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh tại địa bàn xã Sơn Kim 1, thuộc huyện Hương Sơn từ ngày 7-9, sau đó lây lan sang địa bàn xã Sơn Kim 2 với tổng cộng 160 con của 63 hộ dân, thuộc 8 thôn của 2 xã bị mắc bệnh. Tiếp đó, từ ngày 8 đến 16-9 tại địa bàn các xã Hương Trạch, Phúc Đồng và Phương Điền, thuộc huyện Hương Khê tiếp tục xuất hiện thêm 145 con bị mắc bệnh.
Bác sĩ Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, nguyên nhân bùng phát ổ dịch LMLM tại Hà Tĩnh lần này là do người dân chăn nuôi tại các địa bàn nói trên đã gần 15 năm nay không hề tiêm vaccine phòng dịch cho đàn gia súc. Ngoài ra số gia súc mắc bệnh này phần lớn đều được mua hoặc chăn thả chung với đàn gia súc của các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình...
Bệnh LMLM cũng xuất hiện với 73 con heo tại 3 xã của 3 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) và 64 con bò tại 3 xã của 3 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Sơn Tây bị nhiễm bệnh.
Chưa ngã ngũ “dịch tả hay tai xanh”
Tại Bình Định, tình trạng heo chết diễn ra ngày càng rầm rộ. Không chỉ có ở vựa heo huyện Hoài Ân, các trang trại nuôi heo tại huyện Tây Sơn cũng đang đối mặt với nguy cơ “đứt vốn”. Theo Chi cục Thú y tỉnh Bình Định, ở thôn Phú Hòa, xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) có 4 trang trại và 12 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có heo bị bệnh chết hoặc bán ra thị trường. Trang trại của ông Khổng Vĩnh Thiên- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Bình Phú 2- có 100 con heo bị chết hoặc bán ra thị trường. Trang trại của ông Trần Dũng (ở thôn Phú Hòa) trước khi xảy ra dịch bệnh, trang trại có đến 300 con heo, trong đó có 30 heo nái, 2 heo đực giống, còn lại là heo thịt và heo con. Nhưng bây giờ trong các dãy chuồng chỉ còn dăm con heo thịt đang nằm dài, mình mẩy đã bị xuất huyết đỏ bừng, tai đỏ tím...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khi chủ trì cuộc họp bàn biện pháp đối phó với tình trạng heo chết hàng loạt khẳng định nguyên nhân dẫn đến heo chết là do dịch tả và yêu cầu ngành thú y tăng cường các biện pháp đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, các chủ trang trại ở huyện Tây Sơn cho rằng việc công bố heo chết do dịch tả là không thuyết phục.
Ông Trần Dũng khẳng định: “Heo chết hàng loạt, cán bộ thú y “đổ” do bệnh dịch tả là không chấp nhận được. Hiện tượng dẫn đến cái chết của lũ heo không giống như bệnh dịch tả đã từng xảy ra trước đây mà chúng thở rất mệt, đỏ mình, đỏ tai, bỏ ăn và trước khi chết con nào cũng giãy đành đạch.
Lơ là phòng dịch
“Ngày 25-8, bệnh tai xanh ở heo đã tái phát ở thôn Hòa Tân xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi); ngày 1-9 bệnh xảy ra ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh. Ngày 7-9 bệnh xảy ra ở thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn. Tổng số heo chết là 9 con, tiêu hủy bắt buộc 64 con…”. Vị đại diện Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi không cần sổ sách nói một lèo như thuộc lòng từng con số. “UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cương quyết khoanh vùng, dập dịch rồi”- vị đại diện này cho biết thêm.
Do nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế, lơ là việc tiêm phòng gia súc, khi có dịch bệnh xảy ra chậm khai báo, có biểu hiện giấu dịch, tự mua thuốc nên tình hình dịch bệnh càng khó kiểm soát. Bà Nguyễn Thị Hoa, 47 tuổi, ở xã Nghĩa Hòa, có đàn heo trên 20 con, cho biết: “Từ khi hộ dân trong xã có heo bị bệnh, chưa thấy cơ quan thú y đến cảnh báo, phun thuốc hay tiêm ngừa. Tui tự vệ sinh chuồng và mua thuốc điều trị nên không biết hiệu quả như thế nào?”.
Con số tiêu hủy heo bị bệnh tai xanh ở Quảng Nam và Đà Nẵng thật xót xa. Đến chiều 21-9, TP Đà Nẵng có gần 5.400 con heo mắc bệnh tai xanh; trong đó đã tiêu hủy trên 2.500 con. Tuy dịch heo tai xanh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, nhưng vẫn còn 2 phường Hòa Quý và Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) với khoảng 400 con heo bị bệnh và đang điều trị. Tại tỉnh Quảng Nam, heo tai xanh lan rộng đến 7 huyện, thành phố, trên 5.000 con heo bị tiêu hủy. Nay vẫn còn 2 huyện Duy Xuyên và Quế Sơn còn dịch heo tai xanh, vẫn tiếp tục lây lan. Trên địa bàn 8 xã, thị trấn của Duy Xuyên đã có tổng cộng 2.362 con heo nhiễm dịch, trong đó 898 con (tổng trọng lượng gần 35 tấn) phải tiêu hủy bắt buộc. Tại Quế Sơn, 1 tuần trở lại đây, ở một số xã vẫn còn tình trạng heo nhiễm bệnh, chết rải rác. Điều đáng lo ngại là tại huyện này, tình trạng vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo và các sản phẩm từ heo trong vùng dịch vẫn chưa được siết chặt.
Con số tiêu hủy heo bị bệnh tai xanh ở Quảng Nam và Đà Nẵng thật xót xa. Đến chiều 21-9, TP Đà Nẵng có gần 5.400 con heo mắc bệnh tai xanh; trong đó đã tiêu hủy trên 2.500 con. Tuy dịch heo tai xanh trên địa bàn cơ bản đã được khống chế, nhưng vẫn còn 2 phường Hòa Quý và Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) với khoảng 400 con heo bị bệnh và đang điều trị. Tại tỉnh Quảng Nam, heo tai xanh lan rộng đến 7 huyện, thành phố, trên 5.000 con heo bị tiêu hủy. Nay vẫn còn 2 huyện Duy Xuyên và Quế Sơn còn dịch heo tai xanh, vẫn tiếp tục lây lan. Trên địa bàn 8 xã, thị trấn của Duy Xuyên đã có tổng cộng 2.362 con heo nhiễm dịch, trong đó 898 con (tổng trọng lượng gần 35 tấn) phải tiêu hủy bắt buộc. Tại Quế Sơn, 1 tuần trở lại đây, ở một số xã vẫn còn tình trạng heo nhiễm bệnh, chết rải rác. Điều đáng lo ngại là tại huyện này, tình trạng vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ heo và các sản phẩm từ heo trong vùng dịch vẫn chưa được siết chặt.
Trong tháng 8-2010, bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng với 12 ca trên tổng số 34 ca (từ tháng 4-2010). Trong đó, 32 bệnh nhân được xác định là đang sinh sống trên địa bàn Thừa Thiên- Huế. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đã và đang điều trị tại bệnh viện hầu hết đều xác nhận, họ có ăn thịt hoặc những sản phẩm chế biến từ heo thịt như: nem chua, tré và các bộ phận lục phủ ngũ tạng trong heo... bán ở các chợ trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên- Huế lại xác định là dịch heo tai xanh chưa xuất hiện trên đàn của địa phương. |
Theo SGGP