(GLO)- Ngày 23-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận tại tổ để đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn chủ trì buổi thảo luận tổ tại điểm cầu Gia Lai.
Với các dịch vụ OTT xuyên biên giới nhưng chưa có pháp nhân hoạt động tại Việt Nam, từ trước đến nay, tình trạng “cầm dao đằng lưỡi” hay chạy theo sai phạm khi sự đã rồi là điều không ai mong muốn nhưng vẫn đang diễn ra.
Sáng 5-7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng tại Quốc hội trước khi được thông qua. So với lần ban hành đầu tiên năm 2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này nhận được nhiều quan tâm của các nhà làm phim. Điều này dễ hiểu bởi sau một thời gian dài, nhiều điều trong luật không còn phù hợp thực tế thị trường, thậm chí kìm hãm sự phát triển.
Năm 2006, Luật Điện ảnh ra đời, đánh dấu lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đầu tiên có một bộ luật riêng. Nhưng, với sự phát triển như vũ bão của thị trường và mục tiêu hướng tới nền công nghiệp điện ảnh thực thụ, nó đã bộc lộ nhiều bất cập. Không ít ý kiến cho rằng, Luật Điện ảnh hiện hành đang tạo ra nhiều rào cản, trói buộc, kìm hãm sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.