Lợi ích "kép" từ chính sách giao khoán bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nhiều nguồn vốn lồng ghép khác nhau, các địa phương ở Gia Lai đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. Không chỉ góp phần hạn chế tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, chính sách này còn giúp người dân được hưởng lợi từ rừng.  
Cộng đồng tích cực bảo vệ rừng
Nhiều năm qua, 11 hộ dân ở làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) đã nhận khoán bảo vệ hơn 300 ha rừng thông 3 lá của Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang. Ông Bet cho biết: “Hàng tháng, tổ chia thành nhiều nhóm thay phiên nhau tuần tra, kiểm soát diện tích rừng nhận khoán nhằm phát hiện những dấu hiệu xâm hại đến rừng và đất rừng báo về Ban Quản lý và lực lượng chức năng của xã để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Mỗi hộ được nhận 7-9 triệu đồng/năm. Tuy số tiền này thấp hơn so với ngày công lao động hiện nay nhưng mọi người đều vui vẻ và tích cực tham gia bảo vệ rừng”.
Người dân nhận khoán và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly phát dọn thực bì. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân nhận khoán và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly (huyện Chư Păh) phát dọn thực bì để phòng-chống cháy rừng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cũng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, ông Phạm Đăng Ngọc (tổ 3, thị trấn Kon Dơng) cho hay: “Tổ chúng tôi có 6 hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ khoảng 250 ha rừng thông 3 lá và một ít bạch đàn. Vào mùa khô, việc kiểm tra sẽ thực hiện thường xuyên hơn để phát hiện và ngăn chặn hành vi phát rẫy và múc đất về đổ nền nhà. Chúng tôi cố gắng giữ rừng thông 3 lá này để giúp cảnh quan thị trấn thêm xanh, có thể phát triển du lịch trong những năm tới”.  
Ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang-thông tin: “Hàng năm, từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng và vốn lồng ghép khác, đơn vị thực hiện khoán bảo vệ rừng cho người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với diện tích trên 2.600 ha. Đơn vị thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng. Để động viên, khuyến khích cộng đồng và nhóm hộ nhận khoán thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, hàng năm, đơn vị đều tổ chức biểu dương khen thưởng và tặng quà. Nhờ đó, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng được ngăn chặn, đời sống người dân được cải thiện”.
Đẩy mạnh giao khoán
Thực hiện chủ trương giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng dân cư, hàng năm, UBND các xã và chủ rừng xây dựng hồ sơ thiết kế và hợp đồng giao khoán theo đúng quy định. Hiện nay, định mức khoán bảo vệ rừng là 400 ngàn đồng/ha/năm.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến cuối năm 2020, các địa phương và chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khoán bảo vệ được hơn 145.357 ha rừng cho khoảng 11.590 hộ dân. Trong đó, khoán cho các đối tượng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP với diện tích hơn 106.907 ha và khoán cho đối tượng khác hơn 38.449 ha.

Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh-cho biết: “Những năm gần đây, từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, Quỹ phối hợp với cơ quan chuyên môn và chủ rừng ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với người dân, cộng đồng và nhóm hộ sinh sống gần rừng. Việc khoán bảo vệ rừng mang lại hiệu quả thiết thực, rừng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn; người dân sinh sống gần rừng được hưởng lợi từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, từ đó họ có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, Quỹ đã thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch, giảm rủi ro cho các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng”.

Còn ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thì cho hay: “Những năm qua, đơn vị đã khoán bảo vệ khoảng 17.950 ha rừng cho 26 cộng đồng và nhóm hộ ở 3 huyện: Mang Yang, Đak Đoa và Kbang. Hiện nay, người dân nhận khoán đã hiểu được các quy định của pháp luật cũng như chính sách quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ vậy, đơn vị hạn chế được tình trạng xâm hại tài nguyên rừng”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-đánh giá: “Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho người dân, cộng đồng đã mang lại những kết quả khả quan. Lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng đã trở thành “tai mắt” trong quản lý, bảo vệ rừng ở các địa phương. Nhờ chính sách này, thời gian qua, người dân đã phát hiện báo cáo cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục lồng ghép các nguồn kinh phí để đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.