Lan tỏa phong trào "Dân vận khéo" ở Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) quan tâm triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống mới.

Ông Đặng Thái Hào-Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Chư Prông-cho biết: Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Mặt trận và các hội, đoàn thể cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, phát huy hiệu quả các phong trào thi đua. Đồng thời, gắn việc xây dựng mô hình với phong trào thi đua yêu nước, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân; thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động dân vận. Đến nay, toàn huyện có 32 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực.

 Mô hình trồng sầu riêng sạch của gia đình ông Phạm Tiến Thành (thôn Hoàng Tiên, xã Ia Phìn) mang lại thu nhập cao. Ảnh: Đinh Yến
Mô hình trồng sầu riêng sạch của gia đình ông Phạm Tiến Thành (thôn Hoàng Tiên, xã Ia Phìn) mang lại thu nhập cao. Ảnh: Đinh Yến


Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, các mô hình “Dân vận khéo” tập trung hỗ trợ người dân, giúp nhau phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Trên cơ sở này, nhiều hộ gia đình, cá nhân đã có thêm điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập. Ông Đào Quang Bình-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ia Phìn-cho hay: “Hiện xã có hơn 500 ha sầu riêng và cây ăn quả khác. Để giúp nông dân canh tác sầu riêng hiệu quả, xã vận động bà con tham gia mô hình “Trồng sầu riêng sạch”. Theo đó, những diện tích cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả được các hộ trồng xen sầu riêng và mít Thái. Gia đình ông Phạm Tiến Thành (thôn Hoàng Tiên) có 3 ha cà phê trồng từ năm 1995. Năm 2015, ông Thành trồng xen 300 cây sầu riêng và 200 cây mít Thái trên diện tích cà phê. Đến cuối năm 2018, khi cây sầu riêng và mít Thái đã lớn, ông phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê để tập trung chăm sóc cây ăn quả. “Năm 2021, 100 cây sầu riêng cho thu bói 7 tấn quả. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi gần 200 triệu đồng. Dự kiến, 200 gốc sầu riêng còn lại cho thu bói vào cuối năm nay”-ông Thành tính toán.

Bên cạnh đó, các mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng phát huy hiệu quả thể hiện ở việc động viên người dân tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm của từng cá nhân với cộng đồng. Đến nay, toàn huyện có 18.995 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (chiếm 63,3%), trong đó có 751 gia đình văn hóa tiêu biểu. Trong thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các mô hình “Dân vận khéo” đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng, hiến đất xây dựng công trình dân sinh, làm nhà tình thương, nhà “Đại đoàn kết”. Với mô hình “Mái ấm tình thương”, từ nguồn đóng góp của các hội viên có kinh tế khá, mỗi năm, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xây dựng 2-3 nhà “Mái ấm tình thương” tặng hội viên nghèo khó khăn về nhà ở. Nhiều gia đình hội viên nhờ đó có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Bà Siu H'Thoan-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện-chia sẻ: “Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng thêm các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của từng chi hội tạo điều kiện hỗ trợ chị em phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” góp phần nâng cao ý thức tự quản trong cộng đồng dân cư, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Tiêu biểu như các mô hình “Tổ tự quản an ninh trật tự thôn, làng”, “Đoạn đường thanh niên tự quản”, “Hội viên người Kinh kết nghĩa với hộ người dân tộc thiểu số”…

Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy thông tin thêm: “Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, thời gian đến, huyện chú trọng gắn phong trào thi đua “Dân vận khéo” với các phong trào thi đua yêu nước, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, vận động, tập hợp người dân hưởng ứng phong trào. Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phong phú trên các lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Quan tâm thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi còn nhiều khó khăn, các gia đình chính sách, hộ nghèo. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có việc làm tốt, cách làm hay trong công tác dân vận để động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu”.

 

 HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.