Làm lồng khổng lồ nuôi la liệt cá đặc sản dưới hồ thủy điện ở Đắk Lắk, có thứ cá tầm 20 năm mới đẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với lợi thế mặt nước hơn 3.700 ha, ổn định, lại nằm ở trên cao, việc nuôi cá tầm ở hồ thủy điện Buôn Tua Srah (xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) được Tập đoàn Cá tầm Việt Nam triển khai từ nhiều năm qua và mang lại hiệu quả cao.
Tháng 11/2011, Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – Đắk Lắk (thuộc Tập đoàn Cá tầm Việt Nam) được thành lập tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah nhằm mục đích nuôi cá tầm thương phẩm; nghiên cứu, phát triển công nghệ làm giống và khai thác, chế biến, sản xuất trứng cá tầm...
Trên hồ thủy điện Buôn Tua Srah hiện có khoảng 200 lồng cá tầm, được chăm sóc bảo vệ ngày đêm. Cá tầm là giống cá nước lạnh, để giống cá này thích ứng với môi trường sống ở đây, người nuôi đã trải qua một quá trình lai tạo giống cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng thật cẩn thận, kỹ lưỡng…

 
Để nuôi cá tầm trên mặt hồ lớn phải làm những lồng cá khác nhau tạo thành một hệ thống lồng cá và nhà nổi trên mặt nước.

 
Tùy vào thời gian sinh trưởng và giống cá tầm, người nuôi đưa cá vào từng loại lồng khác nhau. Cá tầm trưởng thành được nuôi trong lồng có hình tròn, rộng hơn 110m2...

Cá tầm con và cá tầm bé được thả trong loại lồng hình vuông có diện tích nhỏ hơn để người nuôi dễ chăm sóc.
Cá tầm con và cá tầm bé được thả trong loại lồng hình vuông có diện tích nhỏ hơn để người nuôi dễ chăm sóc.
Tùy vào thời gian sinh trưởng của cá tầm mà người nuôi có từng loại thực phẩm, cũng như thời gian cho cá ăn khác nhau. Cá tầm nhỏ thì một ngày cho ăn nhiều lần, kích thước của thức ăn cũng nhỏ hơn; với cá trưởng thành thì số lần cho ăn ít hơn nhưng kích thước của thức ăn lớn hơn. Thức ăn cho cá phải bảo đảm là thức ăn hữu cơ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Việc chăm cá tầm đòi hỏi sự cẩn thận cũng như trình tự chăm sóc đúng khoa học kỹ thuật.

Có nhiều giống cá tầm khác nhau đang được nuôi trên mặt hồ thủy điện buôn Tua Srah như: Beluga, Ruthenus, Sterlet... Trong đó, giá trị nhất có thể kể đến giống cá tầm Beluga, phải đến 20 năm mới đẻ trứng cho giá trị cao.
Có nhiều giống cá tầm khác nhau đang được nuôi trên mặt hồ thủy điện buôn Tua Srah như: Beluga, Ruthenus, Sterlet... Trong đó, giá trị nhất có thể kể đến giống cá tầm Beluga, phải đến 20 năm mới đẻ trứng cho giá trị cao.
Bình quân mỗi năm, hệ thống nuôi cá tầm của Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam – Đắk Lắk trên hồ thủy điện buôn Tua Srah xuất khoảng 200 tấn cá tầm thương phẩm, doanh thu khoảng 20 tỷ đồng.

Để bảo đảm quá trình nuôi cá tầm, trên các lồng thường gắn thêm hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, giúp người nuôi dễ dàng chăm sóc cá vào ban đêm.
Để bảo đảm quá trình nuôi cá tầm, trên các lồng thường gắn thêm hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, giúp người nuôi dễ dàng chăm sóc cá vào ban đêm.

Sau một lứa cá tầm, người chăn nuôi phải tháo hệ thống lồng, vệ sinh rất sạch để chuẩn bị nuôi lứa mới.
Sau một lứa cá tầm, người chăn nuôi phải tháo hệ thống lồng, vệ sinh rất sạch để chuẩn bị nuôi lứa mới.
Theo Gia Bảo (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.