Làm hàng bán Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày trước, cứ chừng đầu tháng Chạp là nhà nhà đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đón Tết, nào là may quần áo mới, lau dọn bàn thờ, xay nếp, phơi đậu xanh, hẹn nhau chung con heo để lấy thịt nấu cúng, gói bánh chưng, bánh tét… Hầu như nhà nào cũng tất bật sắm sửa sao cho có một cái Tết tươm tất.
Bây giờ thì đã khác, sự chuẩn bị của các gia đình cho Tết không còn tất bật bởi hầu như mọi thứ đều được thị trường cung ứng, mà nói theo kiểu dân dã là phục vụ “đến tận răng”. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, Tết trở thành dịp để nhiều nhà, nhiều người kiếm tiền với đủ các ngành nghề, từ mua bán cây cảnh, hoa tươi, đồ trang trí, quần áo đến dịch vụ rửa xe, trông nhà... Nhưng sôi động nhất vẫn là thị trường kinh doanh thực phẩm ngày Tết.
những loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản của các vùng miền thường được nhiều gia đình ưa chuộng chọn đãi khách trong ngày Tết. (ảnh internet)
Những loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản của các vùng miền thường được nhiều gia đình ưa chuộng chọn đãi khách trong ngày Tết. (ảnh internet)
Một trong các loại thực phẩm dễ kinh doanh dịp Tết là đồ ăn, thức uống như kẹo, bánh mứt, giò chả, bánh chưng, bánh tét, dưa kiệu, rượu ngâm trái cây… Đặc biệt, những loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản của các vùng miền thường được nhiều gia đình ưa chuộng chọn đãi khách trong ngày Tết. Nhà này đãi món mứt vải, nhà kia tự hào dọn món rim bí đao, có nhà lại mời thưởng thức rượu mơ hay rượu dâu, rượu nho…
Anh chị Cảm-láng giềng nhà tôi-suốt nửa tháng nay ngày nào cũng bận rộn chạy chợ mua gừng, kiệu, củ hành khô, đường… đem về chế biến. Thì ra anh chị chuẩn bị hàng thực phẩm bán Tết. Mấy năm trước, anh chị làm rượu nho, rượu dâu và cả rượu nếp, năm nay lại chuyển sang làm mứt, dưa kiệu. Nho hay dâu tươi Đà Lạt mua về, anh rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó thêm đường vào bóp nhẹ để dập vỏ, trộn đều rồi cho vào bình thủy tinh. Chừng vài tuần sau đem ra trộn lại lần nữa ủ rồi lọc lấy rượu. Tháng Chạp, anh chị xuất chừng vài chục bình rượu các loại (mỗi bình 5 lít) là có dăm bảy triệu đồng lãi tiêu Tết. Vốn công tác trong ngành Giao thông-Vận tải nhưng anh Cảm nghỉ cũng đã lâu theo diện “một lần”, còn chị thì vừa nghỉ hưu năm rồi. Mặc dù con cái đã phương trưởng nhưng như anh tâm sự thì “làm thêm bán Tết để động tay, động chân, vừa vui lại có thêm thu nhập”. Cũng không phải ra chợ bán bởi người mua đã đặt sẵn, toàn chỗ quen biết cả. Anh cho biết, lúc đầu chuyển sang nghề tay trái này khá bỡ ngỡ bởi chưa làm bao giờ, có lúc hỏng nhưng làm riết rồi cũng quen. Bây giờ thì anh thành thạo lắm rồi, gì cũng làm được, từ rượu cho đến dưa món, mứt các loại… Anh bảo sắp tới sẽ nghiên cứu thêm món mứt vỏ bưởi. Thấy bên Thái Lan người ta chế biến món này ngon mà rất bắt mắt, nhiều người ăn đến ghiền nên cũng sẽ mày mò làm thử.
Không như gia đình anh Cảm, nhà bà Mai lại có nghề truyền thống lâu đời là làm bánh chưng, bánh tét bán Tết. Bánh chưng nhà bà được gói bằng hai loại lá, tùy theo sở thích người mua mà có bánh lá dong và bánh lá chuối. Lá được các nhà vườn cung ứng quanh năm. Bánh chưng nhà bà có tiếng ở Pleiku, cái nào cũng như cái nào, vỏ xanh, vuông vức, chặt căng cả bốn góc. Đến 28 tháng Chạp, bao nhiêu bánh bà làm đều bán hết sạch cho những khách hàng đặt từ trước, nhà ít vài ba cái, nhiều đến cả chục. Ấy là chưa kể lượng bánh nhà bà cung ứng cho các cơ quan, gia đình làm tất niên.
Làm hàng bán Tết như gia đình anh Cảm và gia đình bà Mai là kiểu sản xuất, kinh doanh truyền thống. Thực tế còn có những người trong năm thì làm việc khác, chỉ “nhảy” sang kinh doanh trong mấy ngày Tết vì đây là dịp kiếm tiền nhanh mà lại cần ít vốn. Họ lựa những mặt hàng thường chỉ “xuất hiện” trong những ngày Tết để chế biến, mua bán, chẳng hạn như hoa tươi, tiền lì xì, đồ ăn… Đồng tiền kiếm được tuy không nhiều lắm song cũng giúp họ có thêm thu nhập để chi tiêu trong những ngày Tết cổ truyền. Và điều quan trọng là trong khi nhiều loại mứt, quả sấy Trung Quốc ngập tràn các chợ ở tỉnh ta thì chính những người làm hàng bán Tết như anh Cảm, bà Mai đã mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo an toàn, góp phần giữ gìn những nét ẩm thực truyền thống của dân tộc.
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).