Làm giả sổ đỏ rồi mang đi cầm cố, vay tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra vụ làm giả sổ đỏ rồi mang đi cầm cố để vay tiền 250 triệu đồng.

Ngày 2-3, Cơ quan CSĐT Công an TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đang điều tra vụ án "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại phường Duy Tân, TP Kon Tum.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Kon Tum nhận được đơn tố cáo bà Bế Thị Hường (SN 1984), bà Bế Thị Hồng Nhung (SN 1993) và ông Ung Viết Tâm (SN 1989, trú huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Sổ đỏ mà các đối tượng mang đi cầm cố để vay tiền được xác định là giả

Sổ đỏ mà các đối tượng mang đi cầm cố để vay tiền được xác định là giả

Cụ thể, tháng 9-2021, bà Bế Thị Hường liên hệ vay của ông Nguyễn Duy Tân (trú TP Kon Tum) 250 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng. Bà Hường dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên Ung Viết Tâm và bà Bế Thị Hồng Nhung để thế chấp. Bà Nhung cũng viết giấy giao sổ đỏ trên, hộ khẩu và chứng minh nhân dân cho ông Tân, hẹn sau 2 tuần sẽ trả tiền 250 triệu đồng và lãi suất theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, đến hẹn không trả, ông Tân cầm bìa đỏ đi hỏi cơ quan chức năng thì được trả lời đây là sổ đỏ giả nên làm đơn tố cáo đến công an.

Qua điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Kon Tum xác định có dấu hiệu tội phạm và đã khởi tố vụ án hình sự "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra.

Trước đó, trong quá trình làm thủ tục, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Kon Tum cũng đã liên tiếp phát hiện nhiều sổ đỏ giả và chuyển hồ sơ qua cơ quan công an đề nghị làm rõ.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.