Kon Tum: Đề nghị điều tra, làm rõ các trường hợp có dấu hiệu làm giả 'sổ đỏ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 18-1, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cho biết, đầu năm 2023, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã có báo cáo về 5 trường hợp có dấu hiệu làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, qua đó đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý.

Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đề nghị, Công an tỉnh Kon Tum chỉ đạo Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác điều tra, làm rõ và xử lý các đối tượng có liên quan đến việc làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thông tin tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp về hiện tượng này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người dân, doanh nghiệp không giao dịch đất đai qua các trang mạng xã hội, liên hệ cơ quan chức năng để được cung cấp thông tin, xác định tình trạng pháp lý của Giấy chứng nhận trước khi lập các hợp đồng, giao dịch về đất đai.

Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Kon Tum cho biết, 5 trường hợp có dấu hiệu làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là: Giấy chứng nhận số CV 480820, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận CH05293 do Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum cấp ngày 25/11/2020; Giấy chứng nhận số CL 946202 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cấp ngày 8/11/2017; Giấy chứng nhận số CD 482957, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận CH0583 do Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô cấp; Giấy chứng nhận số CO 330792, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận CH01990 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cấp ngày 26/1/2021; Giấy chứng nhận số CQ 749320, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận CS03291 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cấp ngày 27/6/2019.

Hiện các Giấy chứng nhận có dấu hiệu làm giả trên đã được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai của thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô, huyện Kon Plông, lập biên bản thu giữ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo địa bàn quản lý để xử lý theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null