Làm gì để bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả, hàng nhái ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện khá phổ biến trên thị trường khiến nhiều cơ quan chức năng, doanh nghiệp kinh doanh hàng chính hãng đau đầu còn người tiêu dùng thì hoang mang. Tuy nhiên, làm thế nào để ngăn chặn thì vẫn là câu hỏi lớn.
Nhìn bề ngoài 2 gói băng vệ sinh này giống hệt nhau, người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là hàng thật hàng giả. Ảnh: Lê Lan
Nhìn bề ngoài 2 gói băng vệ sinh này giống hệt nhau, người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là hàng thật hàng giả. Ảnh: Lê Lan
Hầu như mặt hàng nào có bán trên thị trường cũng có thể bị làm giả, làm nhái. Từ thời trang cao cấp như quần áo Việt Tiến, túi xách Gucci, Louis Vuiton hay các loại mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng Pháp, Nhật; các linh kiện điện tử, phân bón, xi măng… cho đến những mặt hàng tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thuốc tân dược, rượu, sữa và thậm chí là cả băng vệ sinh phụ nữ cũng bị làm giả. Không khó để tìm thấy hàng giả, hàng nhái tại các tiệm tạp hóa, các quầy kinh doanh quần áo, mỹ phẩm trên thị trường, nhất là khu vực vùng ven hoặc các huyện vùng sâu, vùng xa hàng giả, hàng nhái càng bày bán công khai. Nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc, ngay cả doanh nghiệp có sản phẩm bị nhái cũng đã lên tiếng. Thế nhưng, trên thực tế người tiêu dùng vẫn là người bị thiệt hại nhiều nhất.
Trao đổi vấn đề này với lãnh đạo của Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai, được biết: Hiện quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn còn đang dự thảo và chế tài xử lý vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Ngay cả định nghĩa về hàng giả cũng chưa đi đến một quan điểm thống nhất. Chính vì vậy, rất khó xử lý đối với vấn nạn này một cách triệt để. Tại tỉnh ta, dù đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành nhiều đợt kiểm tra hàng giả, hàng nhái nhưng do người buôn bán thường ở huyện, vùng sâu, vùng xa và bán với số lượng nhỏ lẻ, quá ít để lập biên bản vi phạm hành chính nên chủ yếu là phạt cảnh cáo, yêu cầu chủ tiệm tiêu hủy và cam kết không được tiếp tục kinh doanh mặt hàng đó nữa.
Giải pháp này xem ra quá “nhẹ”, vì thế hàng giả, hàng nhái vẫn có đất sống và người tiêu dùng vẫn là người chịu nhiều thiệt hại.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.