Lâm Đồng: Tiết kiệm 50% nước tưới cà phê bằng công nghệ thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiết kiệm 50% lượng nước, kiểm soát được phân bón, giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất cà phê là hiệu quả từ mô hình tưới nước bằng cảm biến và công nghệ thông minh đang được triển khai tại Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000ha cà phê với sản lượng trên 450.000 tấn/năm, nhưng một phần diện tích này luôn trong tình trạng thiếu nước, đặc biệt là tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ cho dự án VnSAT với các mô hình thí điểm tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê bằng cảm biến và công nghệ tưới thông minh.
 
Đại diện VnSAT giới thiệu dự án tại huyện Di Linh.  Ảnh: P.V
Dự án đã hỗ trợ cho các nông hộ 50% chi phí để lắp đặt hệ thống tưới cho cà phê. Hiện đã có 17 hộ dân áp dụng thí điểm, được lắp ráp các thiết bị tưới thông minh như đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo lưu lượng nước tưới, trạm đo khí hậu…
Ông Nguyễn Viết Hợi (ngụ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà) cho biết, tưới tiết kiệm giống như “mưa dầm thấm lâu”, lượng nước tưới không ồ ạt mà được thấm dần vào đất, tập trung tại gốc cà phê, cung cấp nước và dinh dưỡng vừa đủ một cách thường xuyên theo nhu cầu sinh trưởng của cây. Việc bón phân hòa tan trong nước tưới cũng sẽ hạn chế thất thoát, giảm công sức lao động.
Cũng là người tiên phong lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, bà Lại Thị Hiền (xã Tân Lâm, huyện Di Linh) cho biết, gia đình bà đã xây bể chứa nước khoảng 10m3 nước cùng hệ thống máy bơm, đồng hồ đo nước và các van chia ra nhiều hướng khác nhau. Một hệ thống ống nước nhỏ được lắp đặt dưới mặt đất khoảng 2 - 5cm thuận lợi cho việc tưới nhỏ giọt.
Bà Hiền phấn khởi nói: “Với mô hình này, lượng nước luôn được kiểm soát, không thừa mà cũng không thiếu, đồng thời giúp nông dân kiểm soát được phân bón, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng”.
Ông Trần Nhật Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, những mô hình tưới tiết kiệm, vừa đủ lượng nước cho từng loại cây trồng rất được khuyến khích tại địa phương. Tuy nhiên, người dân cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng tiết kiệm nước tại những vùng thiếu nước, áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động.
Đại diện VnSAT tại Lâm Đồng cho hay, dự án được khởi động từ giữa năm 2015 với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 197 tỷ đồng, triển khai trên 8 huyện, thành phố trọng điểm trồng cà phê của Lâm Đồng. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 14.700 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến để canh tác bền vững trên diện tích tối thiểu 16.000ha cà phê, đồng thời khuyến khích áp dụng rộng rãi.
P.V (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null