Lâm Đồng tiếp tục đưa một số diện tích đất lâm nghiệp ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối 2022, tỉnh Lâm Đồng sẽ thực hiện xong việc đưa một số diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp ổn định ra khỏi quy hoạch ba loại rừng.
Trả lời chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Lâm Đồng khoá X, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Giám đốc Sở NN & PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết, hiện tại Sở NN & PTNT tỉnh đang rà soát để tiếp tục đưa một số diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp ổn định ra khỏi quy hoạch ba loại rừng. Cạnh đó, rà soát lại ranh giới giữa chủ rừng và ranh giới đất canh tác ổn định, đang xây dựng các tiêu chí cụ thể.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Lâm Đồng khoá X Ảnh Chính Thành
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Lâm Đồng khoá X. Ảnh Chính Thành
Tổng diện tích quy hoạch ba loại rừng của tỉnh Lâm Đồng là 601.477 ha, chiếm 61,55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch ba loại rừng để chuyển sang quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) là 47.892 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp giải trình một số nội dung cử tri tỉnh nhà quan tâm. Ảnh Chính Thành
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp giải trình một số nội dung cử tri tỉnh nhà quan tâm. Ảnh Chính Thành
 
Nhiều diện tích người dân sản xuất nông nghiệp ổn định nhiều năm nhưng chưa được ra khỏi quy hoạch ba loại rừng Ảnh VÕ TÙNG
Nhiều diện tích người dân sản xuất nông nghiệp ổn định nhiều năm nhưng chưa được ra khỏi quy hoạch ba loại rừng. Ảnh: Võ Tùng
Tỉnh Lâm Đồng có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 596.642 ha (chiếm 60,99%) diện tích tự nhiên 978.120 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng 538.741 ha được chia thành ba loại rừng gồm: rừng đặc dụng 81.847 ha, rừng phòng hộ 150.904 ha và rừng sản xuất 305.990 ha.
Theo VÕ TÙNG - CHÍNH THÀNH (PLO)
 

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.