Lâm Đồng khánh thành trang trại thông minh do Hàn Quốc viện trợ vốn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây được xem là mô hình trang trại trồng trọt thông minh điển hình ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong quản lý trang trại thông minh tại Hàn Quốc vào điều kiện Việt Nam.

Ngày 9-8, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc tổ chức lễ khánh thành trang trại thông minh thuộc dự án thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam.

Dự án có kinh phí 3 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại và giao cho Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp làm chủ, triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa TP Đà Lạt.

Dự án Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam được triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa.

Dự án Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam được triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa.

Ở dự án này, có 7 hợp phần hoạt động bao gồm: Xây lắp trang trại thông minh; đào tạo tập huấn trong, ngoài nước; chuyển giao công nghệ thông qua các chuyên gia nước ngoài; xây dựng thương hiệu sản phẩm; kết nối thị trường; khuyến nghị chính sách phát triển trang trại thông minh; hỗ trợ thiết bị.

Theo Ban quản lý dự án, hiện nay dự án đã xây dựng được 5.700 m2 nhà kính theo công nghệ của Hàn Quốc và trồng các giống dâu tây, ớt, cà chua. Đây được xem là mô hình trang trại trồng trọt thông minh điển hình ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong quản lý trang trại thông minh tại Hàn Quốc vào điều kiện Việt Nam.

Ông Yoon Won Sup, Vụ trưởng Vụ chính sách nông lâm thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, cho biết việc khai trương trang trại thông minh này mang ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia.

"Gần đây, do biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc bảo đảm lương thực nên nông nghiệp thông minh dựa trên sự phát triển của kỹ thuật số đang được chú trọng. Hàn Quốc hy vọng dự án sẽ phát huy hiệu quả trong quá trình hoạch định chính sách nông nghiệp thông minh của Việt Nam" - ông Yoon Won Sup nói.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chia sẻ đây là dự án rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng, phát triển nền nông nghiệp chất lượng ở Việt Nam.

Sắp tới đây, 2 quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa và cùng tạo dựng hệ sinh thái sau dự án để lan tỏa không chỉ khu vực Lâm Đồng mà phát triển, xây dựng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.