Lâm Đồng đưa 59.000 ha đất rừng ra khỏi quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lâm Đồng sẽ rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng với tổng diện tích gần 59.000 ha. UBND tỉnh chỉ đạo, tuyệt đối không được hợp thức, biến đất công thành đất tư.

Theo văn bản số 3654 (ngày 26.5.2022) của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy hoạch chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 thì toàn tỉnh có hơn 58.916 ha được rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng.

 

Lần rà soát điều chỉnh này, Lâm Đồng được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng hơn 58.916 ha. Ảnh: Gia Bình
Lần rà soát điều chỉnh này, Lâm Đồng được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng hơn 58.916 ha. Ảnh: Gia Bình


3 loại rừng đưa ra khỏi quy hoạch gồm: Diện tích đã canh tác nông nghiệp ổn định từ năm 2019 trở về trước mà không có tranh chấp; diện tích canh tác nông nghiệp ổn định trước năm 2019 mà bản đồ hiện trạng kiểm kê đất đai năm 2019 cập nhật chưa đầy đủ so với hiện trạng theo thực tế; diện tích đất đã được cấp có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất, rừng sang các mục đích khác không phải lâm nghiệp.

Ngoài ra còn có diện tích đất đã canh tác thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo quy định do yếu tố lịch sử trước đây mà chưa được giải quyết; diện tích đã được cấp GCNQSDĐ hợp pháp; diện tích đất, rừng thuộc dự án: cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương; phục vụ tái định cư, tái định canh; phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các công trình khác.

 

Diện tích đã canh tác nông nghiệp ổn định từ năm 2019 trở về trước mà không có tranh chấp là 1 trong những tiêu chí xem xét đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng. Ảnh: Gia Bình
Diện tích đã canh tác nông nghiệp ổn định từ năm 2019 trở về trước mà không có tranh chấp là 1 trong những tiêu chí xem xét đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng. Ảnh: Gia Bình



UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, diện tích đất đã được giao, giao khoán ổn định cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo các Nghị định số 01 ngày 4.1.1995, số 163 ngày 16.11.1999, số 135 ngày 8.11.2005, số 168 ngày 27.12.2016 của Chính phủ thì đưa vào diện tích đất công, không được hợp thức hóa đất của công thành đất của tư.

Các địa phương phải hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng này gửi Sở NN-PTNT và Sở TN-MT trước ngày 10.12; Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh việc rà soát, hoàn chỉnh trình UBND tỉnh trước ngày 20.12.2022.

Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc Sở TN-MT, Chủ tịch UBND các huyện, TP và cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc rà soát, đưa ra, đưa vào diện tích quy hoạch lâm nghiệp, cấp GCNQSDĐ, quản lý, sử dụng quỹ đất công nêu trên phải thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Việc này phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế; tuyệt đối không được hợp thức hoá các sai phạm, vi phạm trong quá trình thực hiện việc rà soát, điều chỉnh này. Đồng thời, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.


 

Việc rà soát điều chỉnh phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế, tuyệt đối không được hợp thức hoá các sai phạm, vi phạm. Ảnh: Gia Bình
Việc rà soát điều chỉnh phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế, tuyệt đối không được hợp thức hoá các sai phạm, vi phạm. Ảnh: Gia Bình



UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan thanh tra việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng này sau khi kết quả rà soát điều chỉnh được phê duyệt.

Theo Gia Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null